‘Hóng hớt’ bí mật đời tư nghệ sĩ: Bệnh càng nặng nhiều người càng thích

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Một số nhà nghiên cứu xã hội đề ra khái niệm “văn hóa hóng hớt”, và chỉ ra một lối sống rất khó lý giải. Tuy nhiên, đại loại đó là một căn bệnh tâm lý – mà bệnh nhân chấp nhận hoặc thích thú sống với các hệ quả mà căn bệnh mang lại.

Ảnh minh họa/INT.
Ảnh minh họa/INT.

Không biết “Truyện Kiều” là của ai, cũng không biết Nguyễn Du là đại thi hào nhưng biết rất rõ ca sĩ này bao nhiêu tuổi, diễn viên kia có chồng hay chưa… Chuyện hóng hớt đời tư nghệ sĩ – với rất nhiều người, đó là điều bình thường. Thậm chí, việc hóng hớt để biết các bí mật đời tư đã trở thành một xu hướng rất không bình thường đối với một bộ phận giới trẻ.

Một số nhà nghiên cứu xã hội đề ra khái niệm “văn hóa hóng hớt”, và chỉ ra một lối sống rất khó lý giải. Tuy nhiên, đại loại đó là một căn bệnh tâm lý – mà bệnh nhân chấp nhận hoặc thích thú sống với các hệ quả mà căn bệnh mang lại.

Liều thuốc giúp họ thỏa mãn nhất, nhưng đồng thời cũng khiến bệnh ngày càng nặng thêm đó là biết các bí mật đời tư của nghệ sĩ.

Nghe thật lạ, nhưng sự thực căn bệnh ấy ngày càng gia tăng và ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức văn hóa. Rất nhiều người từng phải xấu hổ trước hành động của mấy cô gái trẻ hôn chiếc ghế mà thần tượng vừa ngồi vào.

Rất nhiều gia đình phải đau lòng trước sự si mê của con cái mình đối với nghệ sĩ nào đó - họ sẵn sàng tự tử vì thần tượng vừa bị “chết trên phim”. Thậm chí, có cô gái vì lo nghĩ cho thần tượng đang bị “dính phốt” mà hóa tâm thần.

Hâm mộ là quyền của mỗi người, nhưng hâm mộ như thế nào lại là một câu chuyện bi hài. Với một số người, hâm mộ là từng ngày từng giờ phải biết thần tượng của mình đang như thế nào. Có cô gái khóc sưng mắt, bỏ cả ăn uống vì thần tượng ngày mai… lấy vợ.

Rồi chuyện hóng hớt đời tư nghệ sĩ mới thực sự là một bi kịch. Bất kể nghệ sĩ đi đâu, làm gì, ăn gì, hay đang bị táo bón cũng được tung lên mạng để bình luận.

Qua nhiều vụ việc có tính chất xâm phạm đời tư người khác, lỗi rất lớn thuộc về một số trang thông tin chạy theo thị hiếu tầm thường. Họ cập nhật từng giờ, từng phút diễn biến đời tư của nghệ sĩ để câu view, câu like và kiếm tiền từ điều đó.

Phần lỗi khác thuộc về chính nghệ sĩ. Họ không ý thức được trách nhiệm khi là người của công chúng. Những hành động tiêu cực và phát ngôn ngớ ngẩn vô tình đã trở thành “món ngon” đối với công chúng thích hóng hớt.

Thậm chí, nhiều nghệ sĩ tự đưa mình vào “lưới dư luận” nhằm tạo dựng tên tuổi, tăng sự nổi tiếng. Họ thuê một nhóm truyền thông, hoặc tự đưa lên Facebook cá nhân những chuyện rất đáng xấu hổ.

Như mới đây, có hai nam nghệ sĩ khá có tuổi kể oang oang chuyện một tiểu thư giàu có muốn lấy làm chồng và sẵn sàng trả số vàng bằng cân nặng, thậm chí cả chuyện người hâm mộ muốn xin đứa con…

Chút tư tình của người hâm mộ biến thành một câu chuyện bẽ bàng. Hai nam nghệ sĩ ấy đã đạp phụ nữ xuống để tự tôn mình lên, hạ thấp phẩm giá của người khác để chứng tỏ mình là người đàn ông cao thượng.

Nghệ sĩ bị xâm phạm quyền riêng tư và chuyện nghệ sĩ thích bị xâm phạm đời tư - dù là hai phạm trù khác nhau, nhưng nó chứng tỏ “văn hóa hóng hớt” không phải là lối ứng xử đẹp.

Buồn là những gì dễ dãi, hời hợt lại dễ đi vào lòng người. Còn những gì nghiêm chỉnh và mang ý nghĩa giá trị văn hóa thì sự tiếp nhận lại rất chừng mực.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.