Hơn 7.000 người lao động tại Viettel phải tạm ngừng làm việc do dịch bệnh

GD&TĐ - Đã có hơn 7.000 người lao động tại Viettel phải tạm ngừng làm việc do dịch bệnh, con số chưa từng có trong 10 năm trở lại đây.

Trong 3 tháng 7-9/2021, Viettel hỗ trợ cho hơn 13.000 lượt người lao động bị gián đoạn công việc do ảnh hưởng của dịch bệnh, với số tiền gần 23 tỷ đồng.
Trong 3 tháng 7-9/2021, Viettel hỗ trợ cho hơn 13.000 lượt người lao động bị gián đoạn công việc do ảnh hưởng của dịch bệnh, với số tiền gần 23 tỷ đồng.

Thông tin được Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) phát đi chiều 29/10 cho biết: Trong tháng 8/2021, ước tính 6.964 người lao động của tập đoàn này phải ngừng việc vì ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Trong đó, Tổng công ty Bưu chính Viettel có 5.581 người, chiếm hơn 80% lực lượng phải ngừng việc. Hoạt động của Công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel, Công ty Thông tin M1, Tổng công ty Viễn thông Viettel và các Viettel tỉnh, thành phố cũng bị gián đoạn một phần do diễn biến phức tạp của dịch bệnh tại các địa phương.

Trong 3 tháng 7-9/2021, Viettel hỗ trợ cho hơn 13.000 lượt người lao động bị gián đoạn công việc do ảnh hưởng của dịch bệnh, với số tiền gần 23 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Viettel còn dành hơn 2 tỷ đồng để hỗ trợ người lao động bị mắc Covid-19, bao gồm cả người thân của cán bộ nhân viên.

Cụ thể, với cán bộ nhân viên bị gián đoạn công việc do dịch bệnh, Viettel hỗ trợ một phần tiền lương trong những thời gian phải tạm dừng công việc, tiếp tục đóng bảo hiểm theo mức lương cơ bản. Trong trường hợp cán bộ nhân viên phải điều trị tại các cơ sở y tế do mắc Covid-19 cũng được hỗ trợ về lương và các chế độ ốm đau theo quy định của bảo hiểm xã hội.

Đồng thời, Viettel còn triển khai chính sách hỗ trợ điều trị cho cán bộ nhân viên và thân nhân mắc Covid-19, bao gồm chi phí điều trị nội khoa, thở máy và điều trị tim-phổi nhân tạo (ECMO). Đến nay, Tập đoàn đã hỗ trợ cho gần 600 trường hợp cán bộ nhân viên và người thân bị mắc Covid-19 với tổng kinh phí hơn 2 tỷ đồng.

 “Với chủ trương lấy con người làm trọng tâm phát triển, Viettel mong muốn các chính sách của Tập đoàn sẽ kịp thời động viên tinh thần, góp phần giúp các cán bộ nhân viên và gia đình đảm bảo, ổn định cuộc sống để yên tâm phục vụ hoạt động sản xuất, cùng với Tập đoàn chung tay, góp sức các nguồn lực của Viettel giúp Chính phủ và người dân phòng chống dịch bệnh Covid-19”, bà Vũ Thị Mai, Trưởng Ban Tổ chức Nhân lực Viettel chia sẻ.

Mới đây, Viettel được vinh danh trong lĩnh vực HR Excellence của chương trình Chứng nhận Xuất sắc Vietnam Excellence, hạng mục Thu hút Nhân tài và Ứng dụng Công nghệ & Đột phá Nhân sự. Trước đó, Ban tổ chức giải thưởng HR Asia Awards 2021 đã trao giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất châu Á” cho Viettel vì là doanh nghiệp hàng đầu có chính sách, chế độ đãi ngộ nhân sự xứng đáng, môi trường làm việc lý tưởng và các chương trình đào tạo phát triển toàn diện.

Bên cạnh các hoạt động hỗ trợ người lao động trong Covid, Viettel còn áp dụng nhiều chính sách tác động trực tiếp đến đời sống, sức khỏe của cán bộ nhân viên và người thân. Hàng năm, người lao động được khám sức khỏe định kỳ miễn phí. Năm 2020, Viettel chi 60 tỷ đồng khám sức khỏe cho gần 42.000 người lao động.

Viettel còn triển khai chương trình cho phép cán bộ nhân viên mua bảo hiểm sức khỏe cho người thân với chi phí thấp hơn 30-45% so với tự mua lẻ. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, quyền lợi bảo hiểm sẽ tiếp tục được duy trì và hỗ trợ thêm chi phí điều trị Covid-19.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.