Hơn 5.800 thí sinh tranh suất vào lớp 6 trường có tỉ lệ chọi 1/23

GD&TĐ - Sáng 4/6, hơn 5.800 thí sinh tham dự kiểm tra đánh giá năng lực vào lớp 6, Trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội).

Thí sinh được thanh niên tình nguyện hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo vào khu vực thi.
Thí sinh được thanh niên tình nguyện hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo vào khu vực thi.

Đây là lần thứ 6 Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực vào lớp 6 Trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành. Thí sinh dự thi tại 167 phòng thi, thuộc 3 điểm thi.

Thí sinh làm bài kiểm tra đánh giá năng lực gồm: Toán, tiếng Việt, tiếng Anh. Thời gian thi 45 phút với môn Toán, tiếng Việt; tiếng Anh: 30 phút. Bài kiểm tra được làm theo hình thức trắc nghiệm khách quan kết hợp với tự luận.

Nội dung kiểm tra chủ yếu nằm trong chương trình lớp 5 thuộc Chương trình giáo dục phổ thông 2006. Điểm kiểm tra đánh giá năng lực = Điểm Toán + điểm tiếng Anh + điểm Tiếng Việt + điểm khuyến khích (nếu có).

PGS.TS Nguyễn Văn Hiền - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội trực tiếp đến tại điểm thi Nhà K để chỉ đạo, hướng dẫn thí sinh vào khu vực thi.

PGS.TS Nguyễn Văn Hiền - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội trực tiếp đến tại điểm thi Nhà K để chỉ đạo, hướng dẫn thí sinh vào khu vực thi.

Năm học 2023 – 2024, chỉ tiêu tuyển sinh của Trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành là 250 học sinh. Với hơn 5.800 thí sinh đăng ký dự thi, tỉ lệ chọi vào trường này khoảng 1/23.

Năm ngoái, có hơn 3.700 thí sinh đăng ký dự thi vào lớp 6 Trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành, chỉ tiêu tuyển sinh là 240 học sinh (tỷ lệ chọi là 1/16).

Phụ huynh được hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo.

Phụ huynh được hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo.

Trong ngày thi Hội đồng tuyển sinh Trường ĐH Sư phạm Hà Nội đã huy động hơn 100 học sinh, sinh viên tình nguyện để hỗ trợ thí sinh và người nhà. Chị Nguyễn Thị Thanh Huyền ở phường Dịch Vọng (Cầu Giấy, Hà Nội) – chia sẻ: “Tôi rất yên tâm và hài lòng vì công tác tổ chức của hội đồng thi.

Hai mẹ con tôi được sinh viên tình nguyện hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo. Tại các điểm thi, giao thông được phân luồng khoa học nên không xảy ra tình trạng ùn tắc, chen lấn lẫn nhau” – Chị Huyền bộc bạch.

Công tác tổ chức bài bản, khoa học nên không xảy ra tình trạng chen lấn, ách tắc giao thông.

Công tác tổ chức bài bản, khoa học nên không xảy ra tình trạng chen lấn, ách tắc giao thông.

Ghi nhận tại điểm thi Nhà K, không chỉ có thanh niên tình nguyện hỗ trợ thí sinh, phụ huynh, mà còn có cán bộ, giảng viên Trường ĐH Sư phạm, lực lượng bảo vệ cùng tham gia hỗ trợ thí sinh và người nhà.

Thí sinh Nguyễn Nguyệt Anh cho hay: Em được các thầy, cô và anh, chị tình nguyện viên hướng dẫn, đưa lên tận phòng thi nên không thấy lo lắng. Em thấy nhẹ nhàng, giống như đi kiểm tra hết học kỳ ở lớp. Em cũng nhận được nhiều lời động viên của mọi người nên khá tự tin để bước vào làm bài thi.

Thí sinh xếp hàng ngay ngắn và được dẫn lối lên phòng thi.

Thí sinh xếp hàng ngay ngắn và được dẫn lối lên phòng thi.

Thanh niên tình nguyện ân cần, hướng dẫn, động viên thí sinh.

Thanh niên tình nguyện ân cần, hướng dẫn, động viên thí sinh.

Phụ huynh và thí sinh trước giờ vào phòng thi.

Phụ huynh và thí sinh trước giờ vào phòng thi.

Phụ huynh này dõi theo con mình khi được sinh viên tình nguyện dẫn lên phòng thi.

Phụ huynh này dõi theo con mình khi được sinh viên tình nguyện dẫn lên phòng thi.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Kiev nêu bản chất kinh tế của xung đột

Kiev nêu bản chất kinh tế của xung đột

GD&TĐ - Kiev cho rằng, bản chất của cuộc xung đột ở Ukraine là Nga muốn kiểm soát các vùng giàu tài nguyên thiên nhiên như Lithium và đất hiếm, của Ukraine.

Nhà báo Phạm Khánh Huy. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Vinh danh những nhà giáo âm thầm cống hiến

GD&TĐ - Tìm kiếm, tôn vinh và lan tỏa những tấm gương nhà giáo luôn âm thầm cống hiến, hết lòng vì thế hệ tương lai là một trong những nhiệm vụ của người làm báo.

Học sinh Trường THPT chuyên Lào Cai cất điện thoại khi đến lớp. Ảnh: NTCC

Những tiết học không smartphone

GD&TĐ - Với mục tiêu xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, ngành GD các địa phương đã chỉ đạo quản lý sử dụng điện thoại trong trường.

Silic hữu cơ có khả năng chống tia UV được tìm thấy trong bã mía.

Học sinh làm kem chống nắng từ bã mía

GD&TĐ - Hợp chất hữu cơ Silic có trong bã mía có thể thay thế kem chống nắng, giúp bảo vệ da khỏi tia cực tím, là phát hiện của nhóm học sinh Hà Nội.