Hơn 5.000 tấn bụi rơi xuống Trái đất mỗi năm

GD&TĐ - Mỗi năm, có 5.200 tấn bụi vũ trụ rơi xuống Trái đất.

80% lượng bụi có thể đến từ sao Chổi.
80% lượng bụi có thể đến từ sao Chổi.

Theo một nghiên cứu được công bố ngày 15/4 trên tạp chí Earth & Planetary Science Letters, trận mưa bụi đến từ các sao Chổi và tiểu hành tinh này nhiều hơn những thiên thạch lớn va vào Trái đất. Chỉ có khoảng 9 tấn đá không gian lớn hơn rơi xuống Trái đất hằng năm.

Mặc dù số lượng lớn, sẽ rất khó để phát hiện bụi không gian hoặc theo dõi sự tích tụ hằng năm của chúng ở hầu hết các nơi. Lý do là bởi, lượng mưa cuốn trôi bụi. 

Tại vùng đất Adelie, Nam Cực, gần trạm nghiên cứu Concordia của Pháp - Italy, tuyết rơi là điều dễ đoán và có rất ít bụi trên cạn. Trong hơn 20 năm, nhà vật lý Jean Duprat của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học quốc gia Pháp (CNRS) và các đồng nghiệp đã thực hiện sáu chuyến thám hiểm đến khu vực này, nhằm thu thập bụi.

Các lớp bụi không gian được bảo quản tốt. Nhờ đó, các nhà nghiên cứu có thể ước tính số lượng chúng đã rơi xuống Trái đất từ năm này qua năm khác.

Các nhà nghiên cứu đã đào những rãnh tuyết lớn và chở các lớp tuyết trong thùng nặng 20 kg trở lại phòng thí nghiệm tại trạm nghiên cứu. Sau đó, họ làm tan chảy tuyết và thu thập các hạt bụi còn sót lại.

Các nhà nghiên cứu tiến hành phân loại hạt, loại bỏ những chất gây ô nhiễm. Kết quả cho thấy, có khoảng 5.200 tấn bụi, với đường kính từ 30 - 200 micromet, rơi xuống Trái đất mỗi năm. 

Do phần lớn đá ngoài vũ trụ đều bốc cháy khi đâm qua bầu khí quyển của Trái đất, các nhà nghiên cứu đã ước tính khối lượng bụi trong không gian sẽ dẫn đến dòng chảy đó trên bề mặt hành tinh.

Họ đo lường, có khoảng 15.000 tấn bụi không gian đi vào bầu khí quyển mỗi năm. Con số này nghĩa là, chỉ khoảng 1/3 chạm tới mặt đất. Theo các nhà nghiên cứu, khoảng 80% lượng bụi có thể đến từ sao Chổi. Trong khi đó, 20% lượng bụi còn lại có thể đến từ các tiểu hành tinh.

Các nhà nghiên cứu nhận định, việc hiểu được dòng chảy của vật chất ngoài Trái đất tới hành tinh của chúng ta là vô cùng quan trọng đối với nhiều lĩnh vực vật lý thiên văn và địa vật lý.

Bởi, những tảng đá không gian này có thể đã mang nhiều nguyên tố đến hành tinh. Một số lý thuyết cho rằng, các nguyên tố và phân tử có nguồn gốc từ đá không gian có thể đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển ban đầu của sự sống trên Trái đất.

Theo LiveScience

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (Hải Châu, Đà Nẵng) trang trí cho hoạt động Chúng em cùng chúc Tết. Ảnh: NTCC

Bài tập Tết truyền cảm hứng

GD&TĐ - Thay vì giao bài tập nặng về kiến thức trong dịp nghỉ Tết, nhiều thầy cô đã định hướng HS trải nghiệm phong tục Tết, biết quan tâm giúp đỡ gia đình.

Ảnh minh họa/ITN.

Tránh học tập thụ động với ChatGPT

GD&TĐ - Việc học sinh sử dụng ChatGPT để làm bài một cách thiếu động não, tư duy, bị trí tuệ nhân tạo dẫn dắt, bị mất đi sự tự chủ là đáng lo ngại.