Hơn 400 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm chuyên ngành cà phê

GD&TĐ - Ngày 10/3, Hội chợ triển lãm chuyên ngành cà phê chính thức khai mạc tại Trung tâm văn hóa tỉnh Đắk Lắk.

Du khách nước ngoài thưởng thức cà phê tại triển lãm.
Du khách nước ngoài thưởng thức cà phê tại triển lãm.

Đây là một trong những hoạt động chính của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023.

Các đại biểu cắt băng khai mạc Hội chợ triển lãm chuyên ngành cà phê.

Các đại biểu cắt băng khai mạc Hội chợ triển lãm chuyên ngành cà phê.

Hội chợ triển lãm chuyên ngành cà phê với chủ đề “Cà phê Buôn Ma Thuột - Vững bước hội nhập” sẽ diễn ra từ ngày 10/3 đến hết ngày 14/3 với hơn 400 gian hàng tiêu chuẩn của 150 doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.

Trong đó, 8 doanh nghiệp nước ngoài tham gia 32 gian hàng, trưng bày các sản phẩm cà phê của các nước trồng và xuất, nhập khẩu cà phê hàng đầu thế giới.

Không gian trưng bày các sản phẩm tại Hội chợ.

Không gian trưng bày các sản phẩm tại Hội chợ.

Hội chợ trưng bày đa dạng sản phẩm chủ lực như cà phê, tiêu, điều, các máy móc thiết bị chế biến cà phê, nông sản đặc trưng vùng miền… có chứng nhận đạt VietGAP, GlobalGAP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu hoặc OCOP của địa phương.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Võ Văn Cảnh nhấn mạnh, Đắk Lắk hiện có hơn 210.000ha cà phê, với sản lượng đạt trên 560.000 tấn/năm.

Cà phê Đắk Lắk đã xuất khẩu đến hàng chục quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Ông Võ Văn Cảnh (thứ 2 từ phải qua) thưởng thức cà phê cùng các đại biểu.

Ông Võ Văn Cảnh (thứ 2 từ phải qua) thưởng thức cà phê cùng các đại biểu.

“Hy vọng rằng, với những nỗ lực phấn đấu không ngừng của nông dân, doanh nghiệp và sự hợp tác của cộng đồng quốc tế, ngành cà phê của tỉnh nói riêng và Việt Nam nói chung sẽ tiếp tục phát triển bền vững trong tương lai”, ông Võ Văn Cảnh nói.

Hội chợ lần này là một hoạt động có ý nghĩa đặc biệt, nhằm quảng bá thương hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột đến du khách, bạn bè trong và ngoài nước, cũng là cơ hội để các doanh nghiệp, nhà đầu tư trao đổi, quảng bá sản phẩm, liên kết hợp tác phát triển, mở rộng thị trường và hợp tác đầu tư.

Đồng thời nâng cao kiến thức trong sản xuất, chế biến cà phê góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế vùng Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung trong quá trình hội nhập với kinh tế quốc tế.

Du khách tìm hiểu các nông sản đặc trưng vùng miền tại Hội chợ.

Du khách tìm hiểu các nông sản đặc trưng vùng miền tại Hội chợ.

Hội chợ còn phần thúc đẩy sự phát triển xuất khẩu cà phê Việt Nam và quảng bá hình ảnh Đắk Lắk với nhiều tiềm năng thu hút đầu tư, nhất là đầu tư về công nghệ chế biến sâu, nhằm làm gia tăng giá trị xuất khẩu góp phần đưa cà phê Việt Nam trở thành thương hiệu nổi tiếng thế giới.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ