Hơn 30 quốc gia công nhận Covid-19 là bệnh nghề nghiệp

GD&TĐ - Khi được xác định là bệnh nghề nghiệp, tùy vào tình trạng bệnh, người bệnh sẽ được quỹ bảo hiểm y tế chi trả.

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Bên lề Hội nghị khoa học về sức khỏe nghề nghiệp và môi trường diễn ra hôm qua, BS Nguyễn Đình Trung - Trưởng Khoa bệnh nghề nghiệp, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (Bộ Y tế), cho biết, Bộ Y tế đang lấy ý kiến và đề xuất bệnh Covid-19 là căn bệnh mới được bổ sung trong nhóm bệnh nghề nghiệp.

Cùng đó, tới đây, với bệnh nhiễm độc thiếc, cơ quan chuyên môn sẽ xây dựng dự thảo và lấy ý kiến để bổ sung vào nhóm bệnh nghề nghiệp.

Hiện Bộ Y tế đang hoàn tất việc giải trình và xin ý kiến các bộ ngành về việc đưa Covid-19 vào nhóm bệnh nghề nghiệp.

Nếu được thông qua, đây là căn bệnh nghề nghiệp thứ 35 được công nhận. Đến nay, đã có hơn 30 quốc gia công nhận Covid-19 là bệnh nghề nghiệp.

Theo dự thảo mới nhất, Bộ Y tế không quy định tỉ lệ thương tật của những người mắc Covid-19 không có di chứng, mà chỉ xác định đối với những trường hợp có di chứng sau 6 tháng mắc Covid-19 và được giám định loại trừ các yếu tố liên quan khác bởi các cơ sở có chức năng khám bệnh nghề nghiệp.

Với những tiêu chí này, tỉ lệ người được xác định mắc bệnh nghề nghiệp sẽ không cao, chiếm khoảng 5-10%.

Tại Việt Nam, đã có những căn bệnh được xếp vào nhóm bệnh nghề nghiệp, như bệnh bụi phổi silic, nhiễm độc chì, bệnh da nghề nghiệp, điếc nghề nghiệp....

Những năm qua, nước ta đã ghi nhận nhiều ca ngộ độc thiếc liên quan đến nghề nghiệp và cần cảnh báo từ sớm để bảo đảm an toàn tại môi trường làm việc.

Khi được xác định là bệnh nghề nghiệp, tùy vào tình trạng bệnh, người bệnh sẽ được quỹ bảo hiểm y tế chi trả.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.