Việt Nam được xếp nằm trong 10 quốc gia có tỷ lệ gia tăng bệnh nhân đái tháo đường cao nhất thế giới với tỷ lệ bệnh nhân tăng 5,5% mỗi năm.
Tuy nhiên, theo Bộ Y tế cả nước mới có chỉ có 29% người bệnh bị đái tháo đường được quản lý tại các cơ sở y tế, trong khi số chưa được quản lý theo số liệu thống kê mới nhất năm 2015 là 71%.
PGS.TS. Tạ Văn Bình-Nguyên Giám đốc bệnh viện Nội tiết Trung ương, nguyên Viện trưởng Viện Đái tháo đường và Rối loạn chuyển hóa (Đại học Y Hà Nội), Chủ tịch Hội người giáo dục bệnh Đái tháo đường Việt Nam, mức trung bình tuổi của người mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 trên thế giới là 40 tuổi. Hiện nay, tại Việt Nam, đã có trẻ mới 9 tuổi đã mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2.
Cách đây 30 năm, để tìm ra một bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 ở độ tuổi 40 tuổi rất khó. Đến giờ những bệnh nhân này rất nhiều.
Người trẻ nhất lại là bệnh nhân 9 tuổi ở Việt Nam. Đó là bệnh nhi ở Hà Nội, nặng tới gần 100kg. Qua quá trình khám và làm các xét nghiệm cho thấy, bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2.
- Liên tục thấy khát nước: Người bệnh luôn cảm thấy khát nước, uống nhiều;
- Đi tiểu nhiều, thấy kiến bâu quanh nước tiểu: Người bệnh đi tiểu nhiều hơn bình thường 3 - 5 lần vào ban ngày và ban đêm;
- Sụt cân bất thường: Người bệnh sụt cân nhiều trong thời gian ngắn khi không áp dụng biện pháp giảm cân hay ăn kiêng;
- Đói và mệt mỏi: Thường xuyên cảm thấy đói, ăn nhiều nhưng cân giảm và mệt mỏi.
Tuy nhiên cần xét nghiệm máu để chẩn đoán xác định bệnh đái tháo đường và mọi người cần đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện nguy cơ bệnh để có thể phòng bệnh, phát hiện sớm bệnh để có thể điều trị sớm.