Hơn 100 hộ dân bị “ăn cú lừa” mua đất của xã: Huyện “phớt” tỉnh, dân mỏi mòn chờ công lý

Hơn 100 hộ dân bị “ăn cú lừa” mua đất của xã: Huyện “phớt” tỉnh, dân mỏi mòn chờ công lý

Các quan đá bóng, dân chóng hết mặt

Báo GD&TĐ đã đăng tải về việc hàng trăm hộ dân ở xã Thạch Bằng (nay là thị trấn Lộc Hà, huyện Lộc Hà) nộp tiền cho xã đã nhiều năm nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSD đất). Đến thời điểm hiện tại, người dân vẫn chưa nhận được câu trả lời trách nhiệm, cũng như phương án giải quyết thỏa đáng từ UBND huyện Lộc Hà.

Theo đó, sau khi người dân có đơn “cầu cứu” Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, ngày 12/3 tỉnh đã có Công văn số 1408/UBND-TCD3 về việc chỉ đạo, yêu cầu UBND huyện Lộc Hà kiểm tra, làm rõ nội dung đơn nêu. Đồng thời, xem xét giải quyết, trả lời người dân và báo cáo kết quả lên tỉnh trước ngày 30/3.

Thay vì làm đúng chỉ đạo của Chủ tịch tỉnh, UBND huyện lại “đá quả bóng” trách nhiệm sang cho chính quyền thị trấn Lộc Hà trả lời người dân thay huyện. Vì thế, đến nay, người dân vẫn chưa nhận được thông báo cũng như trả lời giải quyết thỏa đáng nào từ phía huyện. Thay vào đó, người dân chỉ nhận được văn bản trả lời chưa thoả đáng của UBND thị trấn Lộc Hà.

Nội dung văn bản trả lời được cho là sơ sài: “Trước đây, UBND xã Thạch Bằng (nay là thị trấn Lộc Hà) có tạm thu tiền của một số hộ dân để xét giao đất. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, xã chưa thực hiện thủ tục để xét giao đất cho các hộ. Để bảo đảm quyền lợi đối với các hộ gia đình mà trước đây Ủy ban xã Thạch Bằng tạm thu tiền. Năm 2019, UBND xã Thạch Bằng đã chuyển hồ sơ các hộ đủ điều kiện lên Phòng TN&MT để hoàn thiện các bước ra thông báo thực hiện nghĩa vụ tài chính cho các hộ và giá của các lô đất cụ thể theo quy định của pháp luật. Còn số tiền tạm thu của các hộ, hiện nay UBND thị Trấn Lộc Hà đang tập trung tìm phương án giải quyết”.

Cách trả lời trên, khiến người dân cho rằng chính quyền các cấp đùn đẩy trách nhiệm. Đồng thời, tuyên thề nếu địa phương không còn giữ vững kỷ cương, phép tắc thì người dân sẽ tiếp tục đem đơn ra tận Trung ương, Chính phủ đòi lại quyền lợi.

Ông Phan Văn Đắc (thôn Xuân Khánh) nói: “Sau khi có ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch tỉnh, chúng tôi mong chờ câu trả lời xác đáng và phương án giải quyết, nhưng kết quả thì quá thất vọng. Quả bóng trách nhiệm tiếp tục được các cấp đùn đẩy. Trên đẩy xuống, dưới đẩy lên, chỉ người dân chúng tôi là phải hứng chịu. Đến bao giờ tiền của dân mới được Nhà nước trả lại, khi số tiền mua đất hoàn toàn phải vay ngân hàng”.

Thu tiền bán đất không nộp ngân sách Nhà nước

Hơn 100 hộ dân bị “ăn cú lừa” mua đất của xã: Huyện “phớt” tỉnh, dân mỏi mòn chờ công lý ảnh 1
Văn bản trả lời thiếu trách nhiệm của UBND thị trấn Lộc Hà.

Người dân cho rằng, từ năm 2014 đến 2016, mỗi hộ nộp hàng trăm triệu đồng mua đất theo thông báo của xã. Sau khi nộp tiền lãnh đạo xã đã chỉ lô đất cho người dân, thậm chí có hộ đã xây nhà. Đến thời điểm hiện tại (đã hơn 4 năm) nhưng chính quyền lại trả lời là tạm thu, đang tập trung tìm phương án giải quyết. Nhưng không biết đến khi nào mới giải quyết được cho dân.

Ông Phan Văn Quýnh (thôn Phú Đông) cho biết: “Hàng trăm hộ dân nộp cả tỷ đồng để được cấp đất ở theo thông báo của xã. Thế nhưng, hơn 4 năm sau chính quyền lại trả lời là tạm thu. Họ ra thông báo nộp tiền theo giá đất mới với số tiền tăng gấp 2 đến 3 lần. Còn về phần tiền cũ đã nộp trước đó xã “hứa” sẽ trả lại cho người dân nhưng cũng không nói là trả vào lúc nào?”.

Ngoài ra, theo tìm hiểu của PV được biết, số tiền thu từ quỹ bán đất của người dân trong 3 năm từ năm 2014 đến 2016, UBND xã Thạch Bằng đã không giao nộp về ngân sách Nhà nước.

Nhiều người dân đặt câu hỏi, chính quyền thu nhiều tỷ đồng nhưng không nộp ngân sách thì nó đi đâu? Trong khi những cán bộ đứng đầu làm sai, để lại hậu quả nghiêm trọng, gây bức xúc trong dân thì được điều chuyển công tác vào các sở.

“Liên quan đến việc bán đất, ông Cương (Phan Đình Cương, nguyên Chủ tịch UBND xã Thạch Bằng) là người trực tiếp chỉ đạo thu tiền mua đất trái quy định của hàng trăm hộ dân với số tiền nhiều tỷ đồng nhưng không nộp ngân sách Nhà nước, để lại hậu quả nghiêm trọng. Tại sao sự việc kéo dài như vậy mà ông Cương chưa bị xử lý về mặt pháp luật. Liệu có sự bao che?”, một người dân đặt câu hỏi.

Trước đó, như Báo GD&TĐ thông tin, năm 2015, UBND xã Thạch Bằng (nay là thị trấn Lộc Hà) thông báo, cấp hàng trăm lô đất cho con em địa phương theo chủ trương xét giao đất ở có thu tiền. Người được xét duyệt là con em địa phương đã lập gia đình nhưng chưa có đất ở.

Sau khi nhận được thông báo, chính quyền xã đã tiến hành xét duyệt các hộ nộp hồ sơ đăng ký. Sau xét duyệt, UBND xã Thạch Bằng đã có văn bản thông báo đến hàng trăm người dân đủ điều kiện giao đất và cấp giấy CNQSD đất. Đồng thời yêu cầu những người này đến UBND xã để nộp tiền - giá đất tại thời điểm thông báo là từ 80 - 170 triệu đồng/suất.

Đến cuối năm 2019 (hơn 4 năm sau khi thu tiền đất) hơn 100 hộ dân đã nộp tiền vẫn không được cấp giấy CNQSD đất mà không hề biết lý do? Quá sốt ruột, các hộ dân lên UBND xã hỏi thì nhận được trả lời “đang làm, về chờ”.

Tuy nhiên, đến đầu năm 2020, người dân lại nhận thông báo của UBND huyện Lộc Hà phải nộp tiền theo giá đất hiện tại năm 2020, với giá gấp đôi thậm chí gấp 3 lần thời điểm xã thông báo và thu tiền của người dân. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.