Hội thảo vai trò Chính phủ CMLTCHMN Việt Nam trong kháng chiến

GD&TĐ - Chính phủ CMLTCHMN Việt Nam đã thực hiện hiệu quả sứ mệnh lịch sử, thể hiện đầy đủ, toàn diện vai trò của chính quyền dân chủ, nhân dân.

Lần đầu tiên tổ chức Hội thảo về vai trò của Chính phủ CMLTCHMN Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Lần đầu tiên tổ chức Hội thảo về vai trò của Chính phủ CMLTCHMN Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Đây là khẳng định của GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tại Hội thảo “Bằng chứng lịch sử và vai trò của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam (CMLTCHMN) Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước”, tổ chức tại Quảng Trị, sáng nay 6/6.

Hội thảo do tỉnh Quảng Trị phối hợp Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Văn phòng Chính phủ tổ chức, nhân dịp Kỷ niệm 50 năm ngày ra mắt Trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị (6/6/1973 - 6/6/2023).

Hội thảo được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày ra mắt Trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

Hội thảo được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày ra mắt Trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

Đây là lần đầu tiên có một Hội thảo riêng về vai trò của Chính phủ CMLTCHMN Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước được tổ chức ở quy mô cấp Bộ.

Thông qua Hội thảo, nhằm làm rõ vị trí, vai trò và những đóng góp to lớn của Chính phủ CMLTCHMN Việt Nam đối với sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, khẳng định giá trị lịch sử của Khu di tích, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng, ý chí kiên cường của dân tộc đối với các thế hệ người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ. Đồng thời, cung cấp những cơ sở lý luận và thực tiễn phản bác các quan điểm sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch; khơi dậy và phát huy sức mạnh nội sinh để xây dựng đất nước và tỉnh Quảng Trị ngày càng giàu đẹp, văn minh, hạnh phúc.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Xuân Thắng - Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho biết: Cách đây nửa thế kỷ, sau khi tỉnh Quảng Trị được giải phóng (1/5/1972), đặc biệt là sau khi Hiệp định Paris về kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết (27/1/1973), để đáp ứng yêu cầu mới của công cuộc kháng chiến, chống Mỹ giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ CMLTCHMN Việt Nam đã chọn vùng đất thuộc huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị làm nơi đặt Trụ sở. Ngày 6/6/1973, Trụ sở Chính phủ CMLTCHMN Việt Nam tại Quảng Trị hoàn thành và chính thức đi vào hoạt động.

Ông Nguyễn Xuân Thắng - Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh khẳng định vai trò của Chính phủ CMLTCHMN Việt Nam.

Ông Nguyễn Xuân Thắng - Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh khẳng định vai trò của Chính phủ CMLTCHMN Việt Nam.

"Sự ra đời của Chính phủ CMLTCHMN Việt Nam thể hiện bước phát triển tất yếu của quá trình xây dựng chính quyền cách mạng của nhân dân miền Nam và là biểu hiện ý chí của nhân dân miền Nam thực hiện quyền làm chủ của mình”, ông Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh.

Theo Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, trong quá trình hoạt động, Chính phủ CMLTCHMN Việt Nam đã thực hiện rất hiệu quả sứ mệnh lịch sử của mình, triển khai thành công nhiều hoạt động đối ngoại quan trọng, tranh thủ được sự ủng hộ, giúp đỡ mạnh mẽ của bè bạn quốc tế đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta.

Đặc biệt, từ ngày 12/6/1969, Đoàn đại biểu của Chính phủ CMLTCHMN Việt Nam thay thế Đoàn đại biểu của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tiến hành đàm phán tại Hội nghị Paris với tư cách là Chính phủ độc lập, đại diện chân chính của nhân dân miền Nam, góp phần vào thắng lợi của Hội nghị, tạo tiền đề thúc đẩy cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến ngày toàn thắng.

Mít tinh kỷ niệm ngày thành lập Chính phủ CMLTCHMN Việt Nam. (Ảnh trưng bày tại hội thảo, PV chụp lại).

Mít tinh kỷ niệm ngày thành lập Chính phủ CMLTCHMN Việt Nam. (Ảnh trưng bày tại hội thảo, PV chụp lại).

Từ khi đặt Trụ sở tại Quảng Trị (6/1973), Chính phủ CMLTCHMN Việt Nam đã thể hiện đầy đủ, toàn diện vai trò của một chính quyền thực sự dân chủ, nhân dân dưới sự lãnh đạo của Trung ương cục miền Nam nói riêng, của Đảng Lao động Việt Nam, nay là Đảng Cộng sản Việt Nam nói chung.

Ông Nguyễn Đăng Quang - Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị nhấn mạnh: Dù chỉ gần 3 năm đặt trụ sở tại Quảng Trị, nhưng dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Chính phủ CMLTCHMN Việt Nam cùng với nhân dân cả nước, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, đã lãnh đạo nhân dân miền Nam tiến tới Tổng tấn công và nổi dậy, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị cho rằng: 50 năm đã trôi qua, sự kiện ra mắt Trụ sở Chính phủ CMLTCHMN Việt Nam vẫn luôn in đậm trong tâm trí của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Quảng Trị; là nguồn động lực thôi thúc toàn Đảng bộ tỉnh nhà tiếp tục nỗ lực, đoàn kết, khát vọng, cống hiến, kiến tạo để đổi thay, vươn lên mạnh mẽ với một sức sống mới, khí thế mới từ diện mạo kinh tế đến đời sống xã hội không ngừng phát triển, thu nhập và mức sống người dân ngày càng được nâng lên rõ rệt. Và Quảng Trị đã viết nên câu chuyện cổ tích mà có thật về “thép nở hoa”.

Cán bộ, người dân tìm hiểu những hình ảnh, tư liệu trưng bày tại Hội thảo.

Cán bộ, người dân tìm hiểu những hình ảnh, tư liệu trưng bày tại Hội thảo.

Hội thảo đã nhận được hơn 40 tham luận của các nhân chứng lịch sử và các nhà khoa học, các tham luận khoa học đã tập trung vào 4 vấn đề chủ yếu: Khẳng định tính tất yếu về sự ra đời và những đóng góp to lớn của Chính phủ CMLTCHMN Việt Nam đối với sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Làm rõ những dấu ấn của Chính phủ CMLTCHMN Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị; những đóng góp của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Quảng Trị đối với những hoạt động của Chính phủ CMLTCHMN Việt Nam. Phát huy truyền thống cách mạng và giá trị Khu di tích Trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, xây dựng Quảng Trị văn minh, giàu đẹp.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.