Hồi ký của Tiến sĩ Lê Thẩm Dương ra mắt đúng ngày 8/3

GD&TĐ - Sau thành công vang dội của các cuốn sách Cảm xúc là kẻ thù số một của thành công, Người truyền cảm hứng, TS Lê Thẩm Dương cho ra mắt Hồi ký Tiến sĩ Lê Thẩm Dương vào đúng ngày 8/3/2019.

Hồi ký của Tiến sĩ Lê Thẩm Dương ra mắt đúng ngày 8/3

Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh – Thư ký Tòa soạn báo Sinh Viên Việt Nam, Trưởng ban biên soạn các bộ sách của TS Lê Thẩm Dương, người chấp bút cuốn sách Hồi ký Tiến sĩ Lê Thẩm Dương cho biết: Đây sẽ là ấn phẩm đặc biệt nhất, được bạn đọc chờ đợi nhất trong số các cuốn sách của TS Lê Thẩm Dương đã từng được xuất bản.

Nội dung cuốn sách được chuẩn bị công phu trong hơn một năm với hàng trăm cuộc phỏng vấn ở rất nhiều thời gian, địa điểm khác nhau.

Nhiều nội dung được viết theo đơn đặt hàng của bạn đọc và người hâm mộ lần đầu tiên được TS Lê Thẩm Dương tiết lộ. Sách có bìa cứng, bìa áo và gần 300 trang ruột màu.

TS Lê Thẩm Dương và Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh – Thư ký Tòa soạn báo Sinh Viên Việt Nam, Trưởng ban biên soạn các bộ sách của TS Lê Thẩm Dương.
TS Lê Thẩm Dương và Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh – Thư ký Tòa soạn báo Sinh Viên Việt Nam, Trưởng ban biên soạn các bộ sách của TS Lê Thẩm Dương.

Hồi ký Tiến sĩ Lê Thẩm Dương được chia thành 8 phần:

Tại sao tên tôi là Thẩm Dương (Sinh non, đói ăn và “nghiện” học; Nhận cú đấm trời giáng đầu tiên trong đời; Làm thêm và học thời sinh viên; Đường đến với nghề dạy học; Cưới vợ năm 22 tuổi);

Bước ngoặt vào Nam (Nam tiến lúc 27 tuổi; Dương 3 giờ; Con đường trở thành diễn giả chuyên nghiệp; Bí quyết trả lời để người hỏi thích thú);

 Định vị bản thân (Chủ đề được nhiều người yêu thích nhất; Làm thế nào để định vị được bản thân; Phải đọc vị được người đối diện; Tôi đến với báo đài không phải để được nổi tiếng);

Dạy con chưa bao giờ dễ (Ba nguyên tắc dạy con; Không phải cứ cho con đi du học là tốt; Trong mắt bố mẹ, con 40 tuổi vẫn là trẻ con; Tôi là một ông bố khác biệt; Để các con tự chọn nghề);

Thế nào là một phụ nữ đẹp (Vẻ đẹp của sự cân đối; Thế nào là một phụ nữ có duyên; Hương sắc đàn bà; Gái Nam khác gì gái Bắc; Chi tiêu của gái Nam khác gái Bắc);

Những câu hỏi ai cũng muốn hỏi (Tôi chọn “đệ tử” như thế nào; Tài sản quý giá nhất của tôi hiện có là gì; Tôi làm gì khi bị người khác ghét; Tôi làm gì mỗi khi tức giận; Tôi ấn tượng với vùng đất và con người ở đâu nhất);

Những cuộc phỏng vấn truyền cảm hứng (Cảm hứng để TS Lê Thẩm Dương làm việc không biết mệt mỏi; Tại sao cảm xúc là kẻ thù số một của thành công; Bắt buộc phải đầu tư nâng cấp bản thân; Khi TS Lê Thẩm Dương được so sánh với Sơn Tùng M-TP và Ngọc Trinh; Chủ động sợ vợ; Khởi nghiệp giống như tình yêu của người trẻ; Kỹ năng nào quyết định thành công của mỗi người; Người Thầy quan trọng nhất của TS Lê Thẩm Dương là ai);

Phụ lục (Những bài học từ TS Lê Thẩm Dương; Diễn giả có gần 10 triệu người hâm mộ; Trò chuyện cuối năm với TS Lê Thẩm Dương).

Hồi ký Tiến sĩ Lê Thẩm Dương dự kiến được phát hành vào ngày 8/3/2019 gồm gần 300 trang ruột màu, bìa cứng, bìa áo, có chữ ký của tiến sĩ Lê Thẩm Dương, giá bìa 280.000 đồng.

TS Lê Thẩm Dương giảng dạy tại Học viện Ngân hàng Hà Nội từ năm 1982, sau đó chuyển vào trường Đại học Ngân hàng TP.HCM. Hiện ông đang là Trưởng khoa Tài chính, trường ĐH Ngân hàng TP.HCM. Ông cũng là giảng viên chính chương trình cấp chứng chỉ hành nghề của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, giảng viên thỉnh giảng của nhiều tập đoàn, trường Đại học, chương trình đào tạo. Ông là khách mời thường xuyên của nhiều diễn đàn cấp quốc gia và khu vực, nhiều chương trình truyền hình uy tín…TS Lê Thẩm Dương nổi tiếng trên mạng với những bài giảng “gây bão”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lực lượng chức năng cùng người dân Yên Bái xuyên đêm canh lũ.

Người dân Yên Bái trắng đêm canh lũ

GD&TĐ - Tính đến sáng 9/9, bão số 3 đã làm 3 người chết, 4 người bị thương, nước sông dâng cao liên tục khiến người dân Yên Bái trắng đêm canh lũ.

Khắp Firozabad, đâu đâu cũng có người bán vòng tay thủy tinh. Ảnh: Bbc.com

Độc đáo nghề lọc vàng từ rác

GD&TĐ - Firozabad (Ấn Độ), 'kinh đô buôn bán vòng tay thủy tinh', xuất hiện một nghề không ai ngờ tới là lọc vàng từ rác sản xuất vòng tay.