Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông công bố phương án tuyển sinh

GD&TĐ - Năm 2024, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông tuyển 5.200 chỉ tiêu tại 2 cơ sở đào tạo ở Hà Nội và TPHCM.

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Ảnh: PTIT
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Ảnh: PTIT

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông vừa công bố phương án tuyển sinh đại học năm 2024.

Theo đó, học viện dự kiến tuyển sinh đào tạo 22 ngành, chương trình (tăng 3 ngành, chương trình so với năm 2023) với 5.200 chỉ tiêu ở 2 cơ sở Hà Nội và TPHCM.

Trong đó, nhà trường dự kiến tuyển sinh mới ngành Quan hệ công chúng, chương trình Thiết kế và phát triển game, chương trình Công nghệ thông tin Việt - Nhật.

Ngoài ra Học viện còn tuyển sinh các chương trình chất lượng cao, đặc thù như: Chương trình chất lượng cao với nội dung, chất lượng chương trình đào tạo có nhiều ưu việt và lợi thế đối với người học.

Cụ thể gồm các chương trình chất lượng cao: Công nghệ thông tin, Marketing số, Kế toán theo chuẩn quốc tế ACCA. Tổng chỉ tiêu dự kiến khoảng 600 chỉ tiêu và các chương trình liên kết quốc tế.

Năm 2024, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông áp dụng 4 phương thức xét tuyển.

Xem thông báo tuyển sinh, các phương thức xét tuyển cụ thể tại đây.

Các ngành, chương trình đào tạo của học viện trong năm 2024. Ảnh: Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.

Các ngành, chương trình đào tạo của học viện trong năm 2024. Ảnh: Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông là cơ sở giáo dục đại học công lập trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, gồm 2 cơ sở đào tạo tại Hà Nội và TPHCM, các Viện nghiên cứu khoa học - chuyển giao công nghệ đầu ngành trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin và truyền thông.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Thay đổi và tranh cãi

GD&TĐ - Ngay trong ngày nhậm chức, Tổng thống Trump đã kí 10 sắc lệnh hành pháp liên quan đến an ninh biên giới và chống nhập cư trái phép.

Workshop và Triển lãm Quốc tế về nghệ thuật sơn mài thu hút 33 nghệ sĩ đến từ Ấn Độ, Nepal, Bangladesh, Mông Cổ và Kazakhstan.

Sơn mài Việt vươn ra thế giới

GD&TĐ - Sơn mài vốn được coi là 'đặc sản' của nghệ thuật Việt Nam, trong khi tranh dân gian đã gắn bó với người Việt như một lẽ sống tự nhiên.