Học tiếng Anh tuổi nào hiệu quả?

GD&TĐ - Ngày nay tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ phổ biến và thông dụng nhất trên thế giới. Bởi thế, tiếng Anh đang được rất nhiều người quan tâm, không chỉ ở Việt Nam mà ở tất cả các quốc gia khi tiếng Anh không phải tiếng mẹ đẻ.

Học tiếng Anh tuổi nào hiệu quả?

Tuy nhiên, việc học tiếng Anh lứa tuổi nào cho thật sự hiệu quả là mối quan tâm không của ít người.

Nên cho trẻ học sớm

Tại các nước nói tiếng Anh bản ngữ: Mỹ, Anh, Canada, Úc, có một bộ phận đáng kể dân nhập cư, họ đến để sinh sống, học tập và làm việc. Muốn hòa nhập được với cộng đồng họ buộc phải học tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai. Tuy nhiên để nói được tiếng Anh trôi chảy không hề dễ, mặc dù nhiều người đã rất chịu khó học tập.

Tại Việt Nam, ngày càng nhiều gia đình ý thức được tầm quan trọng của tiếng Anh và đã cho con trẻ đi học từ rất sớm. Thế nhưng học thế nào cho hiệu quá vẫn là nỗi băn khoăn của không ít phụ huynh.

Chị Nguyễn Hồng Hạnh (Hoàng Mai, Hà Nội) kể: Ở trường mầm non của con tôi có tổ chức dạy tiếng Anh ngoại khóa. Tôi rất mừng và đăng kí ngay cho con học ngay. Bởi vì, tôi nghe nói, học tiếng Anh càng sớm càng tốt. Hơn nữa, đây là một sân chơi không những giúp con mạnh dạn hơn, có cơ hội học và luyện nói tiếng Anh.

Nhìn chung con khá tự tin trong giao tiếp ở trường với bạn bè, thầy cô. Khi ở nhà, nói chuyện với ba mẹ, ông bà, các bạn thỉnh thoảng lại chêm vào vài từ tiếng Anh một cách khá tự nhiên. Nhất là, khi chỉ có hai anh em, các bạn ấy nói với nhau bằng tiếng Anh hoàn toàn và khá sôi nổi, tự tin. Chỉ khi nào có bố mẹ, ông bà các bạn ấy mới nói bằng tiếng Việt. Mẹ hỏi tại sao các con nói với nhau toàn bằng tiếng Anh, các bạn bảo: "Chúng con quen nói tiếng Anh ở trường rồi. Mà nói tiếng Anh dễ hơn mẹ ạ".

Nghe con nói, tôi rất mừng, tôi không còn lo các con vì sốc văn hóa, không theo kịp các bạn nữa... Qua đó, tôi cũng nhận thấy: “Trẻ con học tiếng Anh nhanh hơn người lớn. Có thể các bạn ấy có môi trường giao tiếp là lớp học, có thầy cô giáo người bản địa, các bạn ấy có nhiều bạn bè cùng lứa để được giao lưu, học hỏi lẫn nhau... Vì vậy, cơ hội nói, học tiếng Anh tốt hơn, hiệu quả hơn chứ không giống như ba mẹ và những người lớn khác đang rất khó khăn với việc học tiếng Anh”.

Học càng sớm càng tốt

TS Lê Thị Kim Phượng, giảng viên Trường Cao đẳng Sư phạm Nha Trang, cho biết: Thực tiễn, trẻ em ở nhiều nước trên thế giới, trẻ được học tiếng Anh từ rất sớm, ngay trong độ tuổi mầm non.

Ở Malaysia, hầu hết trẻ mẫu giáo đều được nhà trường cho làm quen với tiếng Anh cơ bản để tạo cho trẻ sự hứng thú, thói quen và nền tảng ban đầu. Người Philippines, Singapore giao tiếp bằng tiếng Anh tốt, đạt thành tích cao trong kỳ thi chứng chỉ tiếng Anh nhờ được tiếp xúc với tiếng Anh từ nhỏ.

Tại Việt Nam, trong nhiều năm trở lại đây, tiếng Anh cũng đã và đang phát triển, trẻ nhỏ được ba mẹ cho đi học từ rất sớm do nhận thức được việc quan trọng của nó. Và tại các trường mầm non đã có rất nhiều trường triển khai việc dạy tiếng Anh cho trẻ, giúp trẻ có cơ hội, môi trường tốt để làm quen với tiếng Anh.

Từ những minh chứng trên cho thấy, trẻ nhỏ hoàn toàn có khả năng học thêm ngôn ngữ thứ 2 ngoài tiếng mẹ đẻ. Trẻ học rất nhanh theo kiểu tiếp nhận tự nhiên, còn người lớn học kiểu ép buộc. Trẻ học nói nhiều thành kĩ năng, cứ nói, sai rồi sửa, ngược lại người lớn học kiểu nhồi nhét kiến thức nên sai khó sửa. Bởi vậy học tiếng Anh nói riêng và học ngoại ngữ nói chung càng sớm càng tốt.

Theo NGƯT. TS Đặng Lộc Thọ – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương, trẻ ở tuổi mầm non được coi là có thể tiếp thu hay “nhặt lấy” ngôn ngữ thứ hai mà không cần mấy đến sự cố gắng hay sự giảng dạy một cách có hệ thống. Tuy nhiên, để trẻ thuần thục một ngôn ngữ nào đấy đòi hỏi một quá trình kéo dài nhiều năm. Hơn nữa, việc lĩnh hội ngôn ngữ là quá trình tự nhiên ở lứa tuổi nhỏ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.