Tiên phong liên kết đào tạo với các đơn vị nước ngoài
Không nhất thiết phải du học với chi phí tốn kém cũng không cần phải theo học các trường quốc tế với mức học phí cao ngất ngưởng, các trường ĐH ở Việt Nam hiện nay cũng có chương trình đào tạo theo chuẩn quốc tế. Nhằm giúp sinh viên có cơ hội học tập và làm việc ở nước ngoài, nhiều trường ĐH trong đó có ĐH Nguyễn Tất Thành đã tiên phong trong việc mở rộng đầu ra cho sinh viên bằng cách liên kết với các đơn vị nước ngoài.
Hàng năm, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành cử sang các nước như Nhật, Đức hàng trăm thực tập sinh, kỹ sư, lao động tay nghề cao và hiện đã có khoảng trên 1.000 nhân lực chất lượng cao của Nhà trường tham gia trực tiếp vào thị trường lao động quốc tế, trong đó có Nhật Bản và Đức trên các lĩnh vực như như điện tử, cơ khí, du lịch, điều dưỡng...
Bên cạnh đó, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã ký kết hợp tác với nhiều tổ chức giáo dục, các trường đại học tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Israel, Đài Loan... nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đồng thời tạo điều kiện cho sinh viên trường qua những nước này làm việc sau khi tốt nghiệp. Do đó, tăng thêm cơ hội sinh viên có việc làm tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước với mức thu nhập hấp dẫn và cơ hội thăng tiến lâu dài.
Song hành với trường, còn có Trung tâm Xuất khẩu lao động (Texgamex) nhằm xây dựng các kế hoạch đào tạo, nghiên cứu, điều tra, khảo sát, gắn kết công tác đào tạo với nhu cầu nhân lực các địa phương và cung ứng nguồn nhân lực quốc tế chất lượng sang các nước uy tín trong khu vực. Hướng đi này góp phần vào sự phát triển của công cuộc giáo dục nước nhà đồng thời mở ra nhiều cơ hội cho sinh viên.
Cơ sở vật chất hiện đại của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành |
Đi học và thực tập ở nước ngoài và được "trả lương"
Ngày 8/8/2017, 10 sinh viên năm 2 – năm 3 của khoa Công nghệ Sinh học Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã lên đường sang Israel để học và thực tập. Sau 11 tháng học tập tại Israel, những sinh viên này đã về nước và để dành được khoảng 120 – 180 triệu đồng, đủ khả năng khởi nghiệp về nông nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam.
Ngoài ra, với kiến thức đã học các sinh viên này sẽ có nhiều lợi thế hơn khi tham gia vào thị trường lao động nông nghiệp công nghệ cao hiện đang có nhu cầu tuyển dụng rất lớn ở trong nước và quốc tế.
Việc Trường ĐH Nguyễn Tất Thành ký kết hợp tác với các đối tác nước ngoài thông qua các chương trình như: “Trao đổi du học sinh”, “Trải nghiệm, khám phá ngành Công nghệ, Kỹ thuật, Y tế và Dịch vụ tại Nhật Bản, Đức, Đài Loan”, “Cơ hội học tập và làm việc tại Israel dành cho sinh viên khối ngành Nông nghiệp”…. không chỉ giúp sinh viên có cơ hội trải nghiệm môi trường học tập ở thế giới mà còn giúp các em có cơ hội việc làm trong và ngoài nước, trau dồi ngôn ngữ, nâng cao kiến thức chuyên môn và văn hóa – xã hội.
Đây là một trong nhưng hướng đi rất riêng của ĐH Nguyễn Tất Thành trong thời gian qua và được nhiều bạn sinh viên quan tâm.
Năm 2018, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành tiếp tục triển khai Chương trình Đào tạo chuẩn Nhật Bản. Đây là chương trình được xây dựng dựa trên sự liên kết đào tạo giữa Trường ĐH Nguyễn Tất Thành và nhu cầu về nguồn nhân lực tại các Doanh nghiệp Nhật Bản.
Chương trình hiện đào tạo các ngành nghề thuộc các lĩnh vực như: Công nghệ thông tin, Cơ khí, Công nghệ Ôtô, Điện – Điện tử, Cơ – Điện tử, Xây dựng, Kỹ thuật dân dụng, CN Thực phẩm, CN Sinh học, Logistics… Khi theo học chương trình chuẩn Nhật Bản, sinh viên tất cả các ngành học sẽ được đào tạo trong chương trình 3+1. Tức, 3 năm đầu học tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành và 1 năm sau được sang Nhật thực tập trải nghiệm với mức lương hấp dẫn. Sau khi hoàn thành, sinh viên sẽ được cấp bằng cử nhân theo đúng chuyên ngành và chứng chỉ thực tập tại doanh nghiệp Nhật Bản.
Những tiện ích khi học tập tại ĐH Nguyễn Tất Thành
Cơ sở vật chất: Để tạo nền móng vững chắc cho tương lai, ngay từ những ngày đầu thành lập, nhà trường đã đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất. Theo đánh giá của tổ chức chức QS-Stars (Anh quốc) cơ sở vật chất của trường được tổ chức này xếp hạng 5 sao. Đây là minh chứng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành luôn chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học.
Theo báo cáo, hàng năm nhà trường đều đầu tư mới và tái đầu tư với kinh phí hàng trăm tỷ đồng. Tính đến nay, trường đã có 8 cơ sở đào tạo với tổng kinh phí đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng, gần 100.000 m2 sàn xây dựng. Ngoài ra, Nhà trường cũng đã đầu tư xây dựng cantin, phòng tự học, thư viện…. nhằm giúp sinh viên trải nghiệm không gian học tập hiện đại, năng động.
Đội ngũ giảng viên giỏi chuyên môn: Không chỉ chú trọng vào đầu tư cơ sở vật chất nhà trường còn đột phá trong công tác giảng dạy. Đội ngũ sư phạm của nhà trường có 50% là cán bộ giảng viên giàu chuyên môn, có học hàm học vị cao 50% còn lại là các CEO của các doanh nghiệp.
Chương trình đào tạo không chỉ được thiết kế bởi đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, mà còn có sự đóng góp từ các chuyên gia hàng đầu của các doanh nghiệp đang liên kết với nhà trường. Việc bắt tay cùng đào tạo này mang lại lợi ích to lớn cho cả hai bên, nhà trường đào tạo ra những sinh viên theo yêu cầu của doanh nghiệp và ngược lại doanh nghiệp tiếp nhận sinh viên mà không phải mất chi phí đào tạo lại.