Học sinh THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam tham dự Hội nghị Hoà bình toàn cầu 2024

GD&TĐ - Phạm Đình Minh Sơn, lớp 11 Lý2 trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam được lựa chọn tham dự Hội nghị Hoà bình toàn cầu từ 9-12/12/2024 tại Mỹ.

Hội nghị Hoà bình toàn cầu - Global Peace Summit New York 2024 quy tụ hơn 200 đại biểu (trong đó 55 suất được tài trợ) đến từ hơn 70 quốc gia, là học sinh, sinh viên, các nhà lãnh đạo trẻ tài năng, các nhà ngoại giao, quan chức Liên hợp quốc, các học giả, các cá nhân có ảnh hưởng về chính trị, kinh tế, xã hội đến từ năm châu lục.

Là một sự kiện được tổ chức thường niên, Hội nghị Hoà bình toàn cầu năm nay được tổ chức tại thành phố New York, Mỹ (GPS New York 2024) với 4 chủ đề: Vai trò của ngoại giao quốc tế trong việc giải quyết khủng hoảng ở Trung Đông; Vai trò của phụ nữ trong chính trị và xây dựng hoà bình; Vấn đề biến đổi khí hậu; Vai trò của AI-trí tuệ nhân tạo trong việc duy trì hoà bình và ổn định quốc tế.

Minh Sơn đã có những thành tích đáng kể trong cả học tập và các hoạt động ngoại khoá. Hành trình của Sơn trong việc tham gia và giành được nhiều cúp, huy chương từ rất nhiều các giải đấu cờ vua tỉnh, thành, quốc gia, quốc tế từ năm 6 tuổi đã cho thấy tinh thần cạnh tranh trong thể thao và một tư duy toàn cầu.

Điều này tiếp tục truyền cảm hứng cho Sơn theo đuổi nhiều cuộc thi và giải thưởng trong toán học, vật lý và khoa học máy tính.

Mới đây nhất, trong năm 2024, Sơn cùng với các bạn trong đội tuyển robotics của trường đã giành được giải thưởng Sáng tạo từ Giải vô địch quốc gia robotics VEX IQ 2024, giải Truyền cảm hứng và xếp thứ 9 toàn cầu về kỹ năng lập trình và điều khiển robot từ Giải vô địch thế giới robotics VEX World Championship 2024.

Đó là minh chứng cho thấy ở Sơn luôn có đam mê tìm kiếm giải pháp cho những thách thức phức tạp.

Amsterdam 1.jpg
Amsterdam 2.jpg
Để chuẩn bị cho nội dung tham luận tại Hội nghị, Minh Sơn đã tổ chức thảo luận nhóm cùng các bạn về vai trò của AI trong việc xây dựng và bảo vệ hoà bình thế giới.

Trong bài luận thuyết phục BTC dành suất tài trợ cho mình, Minh Sơn đã viết: “Tôi mong muốn được vận dụng công nghệ và những tiến bộ khoa học kỹ thuật như một công cụ hữu hiệu trong việc xây dựng và gìn giữ hoà bình. Hiểu được sức mạnh của việc hợp tác và tư duy sáng tạo, đổi mới khi tiếp cận các vấn đề toàn cầu, tôi rất háo hức được đóng góp những kỹ năng và hiểu biết của tôi tại Hội nghị Hoà bình toàn cầu New York 2024, nơi tôi có thể học được từ những nhà lãnh đạo trẻ toàn cầu và cùng hành động vì một thế giới hoà bình và ổn định hơn.”

Cùng với Minh Sơn, 20 đại biểu được tài trợ toàn phần và 35 đại biểu được tài trợ bán phần tham dự Hội nghị này đến từ các quốc gia như Canada, Ecuador, Russia, Guatemala, India, Ireland, Ghana, Pakistan, France, Burkina Faso, United Kingdom, Kazakhstan, Kenya, United States, Turkey, Lebanon, Ukraine, Iceland, Djibouti, China, Lebanon, Thailand, Palestine…

Với sự dẫn dắt và hướng dẫn của các chuyên gia trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, biến đổi khí hậu…, các đại biểu tham dự sẽ tham gia các hội thảo, thảo luận và hoạt động nhóm về những thách thức và vấn đề nghiêm trọng đang diễn ra trên thế giới hiện nay.

Mạng lưới Hoà Bình toàn cầu (Global Peace Chain-GPC) là một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Mỹ, theo đuổi mục tiêu xây dựng khả năng phục hồi, vun đắp văn hóa và hòa hợp dân tộc và xây dựng hòa bình toàn cầu.

Để hiện thực mục tiêu này, Hội nghị Hoà bình toàn cầu là một trong những chương trình trong chuỗi các sự kiện được tổ chức bởi GPC nhằm thảo luận về các vấn đề thách thức, đe doạ tới nền hoà bình quốc tế cũng như các phương cách nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc.

Amsterdam 3.jpg

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.