Học sinh chủ động, sáng tạo trong tiết học môn Tiếng Việt 3 Cánh Diều

GD&TĐ - Ngày 16-17/12, Phòng GD&ĐT huyện Ý Yên đã tổ chức Hội thảo trao đổi về việc thực hiện Chương trình GDPT 2018 và giảng dạy bộ SGK Cánh Diều

Học sinh chủ động, sáng tạo trong tiết học môn Tiếng Việt 3 Cánh Diều

Minh chứng cho bộ SGK Cánh Diều giúp HS không ngừng chủ động, sáng tạo ngay trong từng tiết học, ngày 16 và 17/12/2022, Phòng GD&ĐT huyện Ý Yên (Nam Định) đã phối hợp với Công ty VEPIC tổ chức Hội thảo trao đổi về việc thực hiện Chương trình GDPT 2018 và giảng dạy bộ SGK Cánh Diều đối với các khối 1, 2, 3.

Học trò tự tin và sáng tạo

Mục đích là thông qua tiết dạy mẫu Bài Góc sáng tạo - Viết, vẽ về mái ấm gia đình trong SGK Tiếng Việt lớp 3 (Cánh Diều) tại hội nghị nhằm tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho GV và các nhà quản lý GD trong quá trình triển khai dạy học theo chương trình mới.

Đồng thời giúp đội ngũ GV, HS hiểu đúng, trúng tinh thần chủ đạo của bộ SGK Cánh Diều và hoàn toàn chủ động sáng tạo ngay trong từng tiết dạy và học trên lớp.

Cô Kim Tân quan sát học sinh viết văn ở hoạt động 4 trong giờ dạy mẫu

Cô Kim Tân quan sát học sinh viết văn ở hoạt động 4 trong giờ dạy mẫu

Tham gia tiết học dạy mẫu Góc sáng tạo (Tuần 8): Viết, vẽ về mái ấm gia đình trong chủ điểm Mái ấm gia đình của cô giáo trẻ Hà Thị Kim Tân có hơn 30 HS, cùng hàng trăm GV và các nhà quản lý GD trên toàn huyện tham dự.

Bài học hôm nay là một trong các hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh trong Chương trình GDPT 2018. Bản chất là tập làm văn nhưng kết hợp giúp các em vừa viết văn vừa học mỹ thuật, mục tiêu tả và vẽ được ngôi nhà của mình. Qua các tiết dạy giúp dẫn dắt gợi mở cho học sinh, giúp các em tự tin, chủ động trong bài học.

“Góc sáng tạo chính là hoạt động trải nghiệm sáng tạo được tổ chức cuối mỗi chủ điểm sau 2 tuần học. Bản chất của nó chính là tiết tập làm văn nhưng có điểm mới so với chương trình hiện hành là giúp HS tạo lập được các văn bản đa phương thức. Cụ thể ở tiết học này là viết kết hợp vẽ tranh về mái ấm gia đình”, cô Tân chia sẻ.

Học sinh chuẩn bị tranh (ảnh) về ngôi nhà của gia đình. Ở tiết này, ngoài việc chuẩn bị ảnh, tranh về ngôi nhà, cô giáo có yêu cầu HS trang trí bài và có để lại 1 phần để viết đoạn văn giới thiệu mái ấm gia đình mình. Với sự gợi ý của cô giáo và HS viết về chính ngôi nhà của mình, các em đã có sự sáng tạo riêng biệt của mình. Có em nói ngôi nhà của mình đẹp, có thể chụp ảnh.

Cấu trúc bài giảng hợp lý

Giờ giảng mẫu của cô Kim Tân chia thành 4 hoạt động chính, được các đồng nghiệp đánh giá là hợp lý. Phần hoạt động 1 chính là phần khởi động, cô và trò cùng hát và vận động theo bài Nhà là nơi để tạo tâm thế phấn khởi cho các em trước khi vào tiết học.

Hoạt động 2, có thể coi đây là hoạt động khám phá, HS biết sắp xếp các câu văn thành các đoạn văn hoàn chỉnh thông qua hoạt động nhóm.

Khi đã có đoạn văn hoàn chỉnh viết về ngôi nhà của bạn nhỏ, Cô Tân cho HS hiểu xem mỗi câu văn nêu lên ý gì. Từ những ý tiêu biểu đó, cả đoạn văn đã làm bật lên ngôi nhà của bạn nhỏ. Việc này giúp học sinh hiểu về cách viết về ngôi nhà để chuyển sang hoạt động tiếp theo đó là thực hành viết đoạn văn.

Hoạt động 3:Hoạt động luyện tập, HS thực hành viết đoạn văn. Đây chính là giải quyết yêu cầu của bài tập 2. Từ tìm hiểu thực tế, cô Tân thấy trong lớp không có bạn nào ở chung cư nên em đã điều chỉnh đề bài một chút. Cụ thể: Không yêu cầu các em lựa chọn giới thiệu về ngôi nhà hoặc căn hộ mà yêu cầu các em sẽ giới thiệu về ngôi nhà của gia đình mình.

Ở hoạt động này, cô giáo Kim Tân chia thành 2 hoạt động nhỏ: Thứ nhất là hướng dẫn học sinh viết đoạn văn với hình thức hoạt động cả lớp; Thứ hai là dành thời gian viết đoạn văn và hoàn thiện sản phẩm của mình dưới hình thức làm việc cá nhân.

Cụ thể: Ở hoạt động hướng dẫn học sinh viết cùng với những hiểu biết qua bài tập 1, học sinh quan sát ảnh hoặc tranh vẽ kết hợp những điều các em ghi nhớ về ngôi nhà của mình để tìm được những đặc điểm tiêu biểu, nổi bật nhất mình sẽ viết mà lớp trên gọi là dàn ý của bài viết.

Tiếp theo HS tập diễn đạt từng ý sau đó dành thời gian là 10 phút để các em viết bài, hoàn thiện sản phẩm.

Hoạt động 4:HS lên giới thiệu về ngôi nhà của mình.

Những góp ý đúng và trúng

Sau khi nghe góp ý của các giáo viên đến từ một số xã của huyện Ý Yên, với góc độ nhà quản lý và chuyên gia đã đưa ra những nhận xét nhằm giải đáp những thắc mắc và băn khoăn cho đội ngũ.

GS.TS Nguyễn Minh Thuyết

GS.TS Nguyễn Minh Thuyết

GS.TS Nguyễn Minh Thuyết – Tổng chủ biên Chương trình GDPT 2018 tại hội thảo đã lần lượt giải đáp thắc mắc của giáo viên nhằm giúp cho thầy cô hiểu rõ hơn về nội dung và phương thức giảng dạy của bộ môn Tiếng Việt. Tại hội thảo ông Thuyết đề nghị những buổi dạy mẫu cần phải có chuẩn bị kỹ, diễn ra tự nhiên, nhẹ nhàng, tránh thiên về “diễn”, nặng nề và đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu của tiết học.

Ông Bùi Anh Đào, Phó trưởng Phòng GD&ĐT huyện Ý Yên

Ông Bùi Anh Đào, Phó trưởng Phòng GD&ĐT huyện Ý Yên

Đánh giá về tiết dạy học mẫu ông Bùi Anh Đào cho biết: “Với tiết này về cơ bản tuân thủ theo tư duy của HS lớp 3 nhanh và trơn tru. Tất cả các thiết bị dịch vụ sử dụng cho tiết dạy mẫu hoàn toàn trong điều kiện hiện có như HS sử dụng micro của giáo viên trong trường. Trong quá trình giảng dạy SGK mới, Phòng GD đã tổ chức các buổi trao đổi chuyên môn với các thầy cô biên soạn sách để giải quyết những vướng mắc khi sử dụng”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.