Hóc “đầu đèn LED” trong đồ chơi, bé gái 10 tháng tuổi nguy kịch

GD&TĐ - Thông tin từ Bệnh viện Nhi Đồng TP.HCM cho biết, bệnh viện vừa nội soi khẩn gắp dị vật hóc sâu vào thành phế quản, trung gian phổi phải bé gái 10 tháng tuổi.

Nội soi phát hiện dị vật đầu đèn LED nhựa hóc trong thành phế quản phải của bệnh nhi (Ảnh: BVCC).
Nội soi phát hiện dị vật đầu đèn LED nhựa hóc trong thành phế quản phải của bệnh nhi (Ảnh: BVCC).

Theo các bác sĩ bệnh viện Nhi Đồng TP.HCM, bố mẹ không được chủ quan với bất cứ thứ gì trẻ cầm nắm được, nhỏ hay lớn đều có thể gây hóc hoặc nuốt nghẹn tắt thở nguy kịch...

Mới đây, bé gái P.N.K.N (10 tháng tuổi ở huyện Cần Đước, Long An) bị ho sặc sụa, ói liên tục... tá hỏa kiểm tra, mẹ phát hiện bé ngậm và hóc đầu đèn led dò tín hiệu của điện thoại đồ chơi.

Móc họng mãi không ra, cả nhà đưa bé đến trạm y tế địa phương, chụp phim thì dị vật đã nằm trọn phế quản phải, nguy cơ tắt ứ khí xẹp luôn phần phổi được dẫn khí…

Ê kíp bác sĩ thực hiện nội soi khẩn gắp thành công dị vật ra khỏi người bệnh nhi (Ảnh: BVCC).
Ê kíp bác sĩ thực hiện nội soi khẩn gắp thành công dị vật ra khỏi người bệnh nhi (Ảnh: BVCC).

Gia đình tức tốc chuyển bé N. đến Bệnh Viện Nhi Đồng TP.HCM trong đêm, các bác sĩ đã chụp phim kiểm tra kĩ lại vị trí và tiến hành soi khẩn gắp dị vật đang bít sâu vào thành phế quản trung gian phổi phải.

Dị vật đèn LED nhựa gắp ra khỏi bệnh nhi (Ảnh: BVCC).
Dị vật đèn LED nhựa gắp ra khỏi bệnh nhi (Ảnh: BVCC).

May một điều là dị vật đã được gắp ra kịp thời, không gây bít tắc ứ khí hoặc xẹp phổi... dị vật chưa hoại tử nhiễm trùng, chưa tạo ổ mủ áp xe, hay rơi vào bít tắc đường thở chính, có thể gây ngưng thở, thậm chí tử vong nếu cấp cứu không kịp.

Hiện bé đã tỉnh mê, sinh hiệu ổn và tiếp tục được ổn định sức khoẻ, điều trị viêm phổi…

BS CK2 Nguyễn Hoàng Nhật Mai, Phó khoa Hô Hấp của bệnh viện khuyến cáo với các phụ huynh: "Với các trẻ nhỏ khi hóc dị vật khó gắp hơn nhiều, phải dùng thiết bị nội soi mềm và chuyên dụng mới gắp được và đường thở trẻ thì nhỏ, rất dễ có biến chứng...

Khi phát hiện hóc tại hiện trường, làm thủ thuật sơ cứu tại chỗ chưa chắc bài bản và hiệu quả nữa...

Tai nạn hay xảy ra ở trẻ em do thói quen ngậm đồ chơi hoặc trêu đùa trong lúc đang ăn, uống. Vì vậy, cha mẹ không nên cho trẻ ăn những thức ăn dễ hóc như hạt lạc, hạt dưa, hướng dương, các đồ chơi nhỏ li ti nên để xa tầm với... Nếu trẻ bị hóc nghẹn sặc hay nghi ngờ bị hóc phải đưa đến bệnh viện ngay để được kiểm tra và điều trị nhanh chóng...".

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống THAAD của Mỹ.

Kích hoạt vụ phóng Oreshnik mới

GD&TĐ - Theo Reuters, lực lượng tên lửa Nga có thể phóng tiếp tên lửa Oreshnik vào Ukraine, sau khi bị Kiev tập kích lãnh thổ bằng ATACMS.

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.