Hoạt động trải nghiệm không thể tổ chức thành "phong trào"

GD&TĐ - Hoạt động trải nghiệm không thể tổ chức thành “phong trào trải nghiệm” - một năm tổ chức mấy đợt bên ngoài nhà trường, rồi thu tiền của phụ huynh – như thế là không đúng tinh thần. Ông Nguyễn Xuân Thành – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) nhấn mạnh điều này tại buổi họp báo thường kỳ quý III/2020.

Ảnh có tính chất minh họa/internet
Ảnh có tính chất minh họa/internet

Theo ông Thành, trong Chương trình giáo dục phổ thông mới, Hoạt động trải nghiệm là môn học bắt buộc. Hoạt động này có lồng ghép trong các môn học.

Việc tổ chức hoạt động trải nghiệm để thu tiền (nếu có) của phụ huynh, đưa học sinh đi thăm quan bên ngoài… đều phải theo quy định, ngay cả khi có nhà tài trợ cũng phải thực hiện theo Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 của Bộ GD&ĐT “Ban hành Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh”.   

Liên quan đến Ban đại diện cha mẹ học sinh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học cho biết, Luật Giáo dục 2019 quy định phải có Ban đại diện cha mẹ học sinh.

Chúng ta phải thực hiện nguyên lý giáo dục là, kết hợp giữa nhà trường – gia đình – xã hội. Cha mẹ phải có trách nhiệm phối hợp với nhà trường để giáo dục con cái.

Ban đại diện cha mẹ học sinh sẽ hoạt động theo hướng dẫn của Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT. Về kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh sẽ áp dụng theo Điều 10 của Thông tư này; trong đó có quy định, Ban đại diện cha mẹ học sinh không được quyên góp của người học hoặc gia đình người học:

Các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện.

Các khoản ủng hộ không phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh: Bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, bảo đảm an ninh nhà trường; trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường; mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường; hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục; sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường.

Việc thu quỹ lớp tiền trăm nghìn hay tiền triệu có nghĩa là nhà trường ở nơi đó đã không thực hiện đúng Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cha mẹ có thể để trẻ bình tĩnh rồi nói chuyện. Ảnh minh họa

Làm gì khi con hay giận dỗi?

GD&TĐ - Trẻ nhỏ thường giận dỗi, buồn rầu vì không thể nói ra được nỗi bực bội của mình hoặc chưa được đáp ứng mong muốn nào đó.