Hóa thạch sau vụ nổ lớn

GD&TĐ - Đám mây khí tàn dư - những gì còn lại sau vụ nổ lớn, về bản chất chẳng khác gì hóa thạch của động vật. Sử dụng kính viễn vọng quang học lớn nhất thế giới, các nhà khoa học đã phát hiện đám mây khí, hóa thạch trong vũ trụ xa xôi.  

Hóa thạch sau vụ nổ lớn

Nếu hướng kính viễn vọng lên bầu trời, chúng ta sẽ bắt gặp các đám khí liên sao, bao gồm chủ yếu là hydro lẫn bụi vật chất những ngôi sao đã phát nổ. Sử dụng kính viễn vọng mạnh nhất thế giới ở Mauna Kea, Hawaii (Mỹ), GS Michael Murphy và TS Fred Robert ở Trường ĐH Công nghệ Swinburne (Australia) vừa phát hiện một đám mây khí - hóa thạch.

Tuy nhiên, đám mây này rất khác lạ. Nó không bị nhiễm bẩn, mặc dù đã 14 tỷ năm trôi qua tính từ Vụ nổ lớn. Tỷ lệ tạp chất ô nhiễm trong đám mây là rất nhỏ, dưới 1/10.000. Tất cả cho thấy đây đúng là hóa thạch vũ trụ.

Nhóm nghiên cứu đã quan sát quasar (chuẩn tinh) ở sau đám mây khí. Quasar này phát ra ánh sáng như ánh sáng từ vật chất rơi vào lỗ đen. Đây là nguồn ánh sáng mà nhờ đó, các nhà nghiên cứu thấy rõ quang phổ vạch của hydro trong đám mây khí.

Sử dụng kính viễn vọng Keck ở Mauna Kea, các nhà nghiên cứu phát hiện nhiều hydro hơn trong đám mây - hóa thạch. Hóa ra, đây là một trong 3 đám mây hóa thạch đã biết trong vũ trụ.

Kính viễn vọng Keck bao gồm 2 kính thành viên ở, cách nhau 85 mét. Mỗi kính có một chiếc gương đường kính 10 mét. Kết hợp lại, chúng tạo thành giao thoa kế lớn nhất thế giới.

“Hiện giờ có thể nghiên cứu các tàn dư Vụ nổ lớn - GS Murphy nói - Điều này giúp chúng ta hiểu tại sao một số ngôi sao và thiên hà lại hình thành trong giai đoạn sớm của vũ trụ”.

Theo Nauka

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Truyền thông Singapore e ngại Xuân Son

Truyền thông Singapore e ngại Xuân Son

GD&TĐ - Truyền thông Singapore nhận định tiền đạo nhập tịch Việt Nam Nguyễn Xuân Son là ‘hiểm hoạ’ đối với ‘Bầy sư tử’ tại bán kết ASEAN Cup 2024.