Suy cho cùng, tin tưởng đối phương bằng cả trái tim không phải là một việc đơn giản. Cho dù trước đây bạn từng bị phụ tình hay cảm thấy áp lực từ gia đình, có một số lý do hiện hữu khiến bạn sợ yêu.
Hầu hết các nỗi ám ảnh, bao gồm cả chứng sợ philophobia, thực chất chỉ là cơ chế phòng vệ mà não đặt ra để tránh đau đớn - nỗi đau mới là nỗi sợ hãi thực sự.
Những trải nghiệm đau thương trước đây tạo nên âm hưởng cho các cơ chế này, và trong trường hợp sợ yêu hoặc sợ kết nối cảm xúc, những trải nghiệm này thường dựa trên sự gắn bó.
Nếu cảm giác bị bỏ rơi đau đớn hiện diện trong những năm đầu đời (hoặc sau này trong cuộc đời), ác cảm với việc gần gũi người khác có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành vì bạn sợ phải nhìn lại nỗi đau đó.
Đúng vậy, tình yêu luôn đi kèm với rủi ro - và việc cảm thấy sợ hãi là điều tự nhiên. Nhưng nếu bạn muốn xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài, điều quan trọng là phải tìm ra những cách lành mạnh để vượt qua nỗi sợ hãi này.
Tiến sĩ Sherri Allen, nhà tâm lý học chuyên sâu và huấn luyện viên về mối quan hệ (Hoa Kỳ), cho biết: “Yêu và nguy cơ đau lòng trong lúc yêu không phải là điều dễ dàng đối phó, đặc biệt là khi bạn đã từng gặp trắc trở tình yêu trong quá khứ.
Nhưng bạn cần mạo hiểm, hãy giữ một trái tim rộng mở để thu hút hoặc gặp gỡ một kết nối tình yêu tiềm năng.”
Nhâm nhi cảm xúc của bạn
Luôn có rủi ro trong tình yêu, đó là một phần cố hữu của quá trình. (Ảnh: ITN). |
Một khi bạn nhận thức được điều gì gây ra nỗi sợ hãi của mình, hãy cho phép bản thân trải nghiệm những cảm giác đó một cách trọn vẹn nhất.
Bạn có thể có những nghi ngờ kéo dài, nhưng bạn sẽ giúp ích cho bản thân khi hiểu rõ hơn về cảm xúc của mình trong tương lai. Lo lắng về việc trái tim mình tan vỡ cũng không sao. Thế giới này còn có rất nhiều người giống bạn.
Firestone nói: “Tìm hiểu nỗi sợ hãi về sự thân mật và cách chúng ảnh hưởng đến hành vi của chúng ta là một bước quan trọng để có được một mối quan hệ lâu dài và trọn vẹn”.
Luôn có rủi ro trong tình yêu; đó là một phần cố hữu của quá trình. Nếu bạn sợ hãi và lo lắng, hãy nghĩ về tương lai của bạn và hình dung cuộc sống mà bạn mong muốn.
Dĩ nhiên, không có gì đảm bảo rằng bạn sẽ ở bên một người mãi mãi, nhưng người đó đâu nhất thiết phải là người cuối cùng của đời bạn. Bạn vẫn luôn xứng đáng được yêu thương.
Nếu một ngày, mối quan hệ nhạt phai, bạn có thể vui mừng và biết ơn vì điều đó. Hãy coi đây là cơ hội để gặp một người thậm chí còn phù hợp hơn với bạn vào thời điểm khác trong cuộc đời.
Chọn đối tác xứng đáng
Bạn không cần phải vội vàng khi cảm thấy có hứng thú với ai đó. (Ảnh: ITN), |
Một lý do dễ hiểu khiến chúng ta sợ tình yêu là vì chúng ta chỉ liên tưởng nó với những trải nghiệm trong quá khứ.
Người yêu tiếp theo không phải là người yêu cũ của bạn (vì vậy đừng mong họ đối xử với bạn như vậy). Hãy quan sát kỹ hơn những người bạn thích nhưng ngại tiếp cận. Họ đối xử với bạn như thế nào? Bạn có chia sẻ những giá trị tương tự? Hai người có tin tưởng lẫn nhau không? Hãy cân nhắc xem cả hai có cùng quan điểm hay không.
Hãy đặt mọi cảm giác nghi ngờ bản thân sang một bên và nhìn vào mối quan hệ một cách tổng thể. Nếu bạn tôn trọng người này và nghĩ rằng họ có thể rất phù hợp với bạn, đừng vội đẩy họ ra xa.
Bạn chỉ cần thêm thời gian để biết rằng bạn có thể tin tưởng họ bằng cả trái tim mình, vì vậy đừng vội dập tắt cảm xúc quý giá này.
Bất chấp các biện pháp tự bảo vệ, chúng ta vẫn thường khao khát tình yêu một cách tuyệt vọng. Điều đó thực sự đáng sợ nhưng cũng đầy hứng khởi, sống động.
Hiểu rằng bạn cần có thời gian
Vượt qua nỗi sợ hãi khi yêu không phải chuyện một sớm một chiều. Quan trọng nhất, bạn không cần phải vội vàng khi cảm thấy có hứng thú với ai đó.
Bạn nên làm mọi việc chậm lại. Điều này sẽ cho bạn thời gian cần thiết để xử lý cảm xúc của mình, cân nhắc các giá trị của mối quan hệ và xây dựng nền tảng của niềm tin. Hãy nỗ lực có ý thức để cởi mở hơn với đối tác.
Yêu có thể là một quá trình đầy hứng khởi nếu bạn để bản thân trải nghiệm nó và cuối cùng, khi bạn sẵn sàng chấp nhận rủi ro, bạn sẽ thấy rằng phần thưởng hoàn toàn xứng đáng.