5 hành vi hủy hoại tình yêu trong thầm lặng

GD&TĐ - Các mối quan hệ luôn tan vỡ vì nhiều lý do, chẳng hạn như lừa dối, ghen tuông, khoảng cách hoặc đôi khi chỉ là không hợp nhau. 

Thật khó để có những cuộc trò chuyện vì chúng mang đến đủ loại cảm giác khó chịu. (Ảnh: ITN).
Thật khó để có những cuộc trò chuyện vì chúng mang đến đủ loại cảm giác khó chịu. (Ảnh: ITN).

Nhưng cũng có những lý do nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta.

Giới chuyên gia khuyên bạn nên tham khảo những cách phổ biến nhất mà mọi người phá hủy mối quan hệ của họ để tránh vướng vào tình huống tương tự.

Bỏ mặc giao tiếp

Giao tiếp là chìa khóa cho một mối quan hệ lành mạnh, nhưng có bao nhiêu người trong chúng ta ưu tiên việc kết nối thực sự với đối tác của mình?

Trong thời đại công nghệ phát triển, bạn rất dễ bị lạc vào những mối quan hệ phi thực tế. Mỗi khi ra ngoài, hãy thử nhìn xung quanh xem có bao nhiêu cặp đôi hoặc nhóm bạn đang ngồi cùng nhau và tất cả chỉ đăm đăm nhìn vào điện thoại của mình.

Bạn rất dễ bị lạc lối trong sự xáo trộn và bộn bề của cuộc sống hàng ngày, nhưng bạn phải ưu tiên việc giao tiếp và trò chuyện thực sự với nhau.

Giao tiếp thậm chí còn đóng một vai trò quan trọng hơn khi xung đột nảy sinh, điều này chắc chắn sẽ xảy ra ngay cả trong những mối quan hệ bền chặt nhất.

Thật khó để có những cuộc trò chuyện vì chúng mang đến đủ loại cảm giác khó chịu mà chúng ta không muốn cảm nhận nhưng nếu bạn không nói về nó, thì vấn đề sẽ dai dẳng và sự oán giận sẽ bắt đầu hình thành.

Giao tiếp lành mạnh có thể gặp khó khăn nếu bạn lớn lên trong một gia đình thường xuyên tranh cãi, mâu thuẫn.

Bạn có thể nhận thấy, mình trở nên phòng thủ quá mức, trở thành rào cản hoặc tự khép kín bản thân, bạn loại bỏ đối phương hoặc bạn trở nên cực kỳ hiếu chiến.

Tất cả những điều này đều là những cơ chế đối phó không lành mạnh được kích hoạt bởi một tình huống kích động và một cuộc tranh cãi đơn giản.

Khi bạn cảm thấy những hàng rào phòng thủ đó tăng lên, hãy cố gắng bình tĩnh để suy xét mọi việc. Nhận thức là bước đầu tiên để bạn kết nối trở lại với đối tác. Chỉ cần nhận thức được những điểm yếu của bạn và nỗ lực củng cố những kỹ năng giao tiếp đó, tổn thương sẽ được chữa lành.

Thiếu sự đồng cảm

Bạn rất dễ bị lạc lối trong sự xáo trộn và bộn bề của cuộc sống hàng ngày. (Ảnh: ITN).
Bạn rất dễ bị lạc lối trong sự xáo trộn và bộn bề của cuộc sống hàng ngày. (Ảnh: ITN).

Đây là một điều khó khăn vì chúng ta rất dễ bị cuốn vào trải nghiệm của chính mình về mối quan hệ. Thật dễ dàng để cảm thấy như chúng ta là nạn nhân và điều đó thật không công bằng.

Bạn nghĩ mình đúng còn anh ấy sai và bạn đang làm mọi thứ trong mối quan hệ này mà không nhận lại được gì. Bạn có thể cảm thấy như vậy trong lúc nóng nảy, nhưng điều quan trọng là bạn phải lùi lại và nhìn đối tác của mình bằng con mắt đồng cảm hơn.

Điều này không có nghĩa rằng tổn thương của bạn là không có giá trị, nhưng điều đó sẽ khiến bạn không thể đổ lỗi hoàn toàn cho anh ấy, anh ấy sẽ chỉ phòng thủ và cuộc trò chuyện sẽ không đi đến đâu.

Khi bạn không thể nhìn thấy quan điểm của anh ấy, thì anh ấy sẽ không cảm thấy được lắng nghe. Điều này tạo ra khoảng cách giữa hai người, và càng có khoảng cách thì càng ít sự thân mật.

Sa đà vào việc chỉ trích

Chúng ta ghét bị chỉ trích nhưng đôi khi không thể không làm điều đó với đối tác của mình.

Những lời chỉ trích không thúc đẩy anh ấy thay đổi mà thay vào đó khiến anh ấy bực bội, khó chịu và thậm chí ít có khả năng làm theo ý bạn.

Nếu bạn chỉ trích quá nhiều, hãy nhìn sâu hơn vào nguồn gốc của điều đó. Thông thường, điều chúng ta chỉ trích nhất ở người khác cũng chính là điều chúng ta chỉ trích nhất ở bản thân. Hãy xem điều gì đang thực sự làm phiền bạn.

Có thể bạn đang chỉ trích cách anh ấy gấp đồ nhưng thực sự, bạn chỉ cảm thấy mất kiểm soát trong cuộc sống của mình, như thể chẳng có điều gì ổn cả.

Có thể bạn không cảm thấy được lắng nghe. Có thể bạn cảm thấy oán giận anh ấy vì không đáp ứng được những nhu cầu nhất định và cuối cùng, điều đó biểu hiện dưới dạng chỉ trích.

Đôi khi chúng ta cũng có những lời phê bình xác đáng và bạn có thể nêu vấn đề lên, chỉ cần đảm bảo rằng bạn đang làm việc đó một cách tôn trọng và nhân ái.

Không tin tưởng

Trong tình yêu, lòng tin là tất cả. Nếu bạn không thể tin tưởng anh ấy và anh ấy không thể tin tưởng bạn, thì mối quan hệ này tồn tại vì mục đích gì?

Không tôn trọng

Sự khinh thường là một trong những yếu tố hàng đầu dẫn đến sự đổ vỡ trong mối quan hệ.

Chế nhạo đối tác của bạn và mỉa mai chứ không phải theo cách vui tươi cũng là dấu hiệu của sự khinh thường.

Sự khinh thường có thể là kết quả của sự oán giận không được kiểm soát trong một thời gian dài.

Oán giận là liều thuốc độc cho một mối quan hệ. Một khi nó đã xâm nhập, nó sẽ mưng mủ và chẳng bao lâu sau, bạn không thể tìm thấy bất kỳ phẩm chất tích cực nào về đối tác của mình nữa.

Nếu bạn không thể tôn trọng anh ấy, bạn cần phải tự hỏi tại sao. Bạn có thực sự nghĩ rằng anh ấy chỉ là một tên ngốc?

Nếu vậy tại sao bạn lại ở bên anh ấy? Hay bạn chỉ đang cố gắng bảo vệ bản thân hoặc tự hủy hoại bản thân? Hay bạn tức giận vì những chuyện đã xảy ra với anh ấy trong quá khứ mà bạn chưa bao giờ giải quyết?

Theo Thoughtcatalog.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.