Nghiên cứu cũng cho biết thêm, ngay cả khi không có các gen làm tăng nguy cơ MS, việc tiếp xúc với sơn và véc-ni cũng khiến cho người dân có nguy cơ mắc bệnh cao hơn 50%.
Được biết, đa xơ cứng (Multiple Sclerosis - MS) là một chứng rối loạn não bộ và tủy sống với chức năng thần kinh bị giảm sút kết hợp với việc hình thành sẹo trên lớp phủ ngoài của các tế bào thần kinh. Bệnh đa xơ cứng có những giai đoạn viêm lặp đi lặp lại phá hủy màng bọc myelin, một lớp bọc ngoài sợi thần kinh, để lại nhiều vùng mô sẹo (sự hóa cứng) dọc theo lớp phủ ngoài của các tế bào thần kinh. Tình trạng này dẫn đến việc làm chậm hoặc tắc đường truyền xung nhịp thần kinh ở vùng đó.
Mặc dù không rõ lý do tại sao điều này xảy ra, nhưng các nghiên cứu trước đây cho thấy công nhân sản xuất giày cũng có nguy cơ mắc bệnh MS cao hơn do các chất hóa học gây ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của họ, điều này có thể dẫn đến bệnh.
Các nhà nghiên cứu, từ Viện Karolinska, Stockholm, đã phân tích 2.042 người gần đây đã được chẩn đoán mắc bệnh MS. Những người tham gia được so sánh với 2.947 người được chẩn đoán không mắc bệnh. Các xét nghiệm máu được thực hiện nhằm xác định các biến thể gen làm tăng và giảm nguy cơ mắc bệnh. Những người tham gia được hỏi nếu họ đã tiếp xúc với bất kỳ loại sơn hoặc dung môi nào, cũng như liệu họ đã từng hút thuốc hay không.
Kết quả tiếp tục cho thấy rằng trong số những người hút thuốc mang gen có nguy cơ mắc MS cao hơn khi họ tiếp xúc với dung môi. Cụ thể 40 người phát triển MS và 5 người không. 34 người phát triển MS nếu họ mang gen và tiếp xúc với dung môi nhưng không hút thuốc. Trong khi đó, ở những người không hút thuốc, chỉ có 19 mang gen tiếp xúc với sơn hoặc véc ni được chẩn đoán có nguy cơ phát triển bệnh.
Mặc dù không tham gia nghiên cứu này nhưng tiến sĩ Gabriele DeLuca, từ Đại học Oxford, cho biết cần có thêm nhiều nghiên cứu để làm rõ vì sao khi mang gen, nguy cơ mắc MS của một người lại tăng khi tiếp xúc với dung môi hữu cơ. Ông cũng cho biết, hút thuốc là yếu tố quan trọng, cần được chú ý trong quá trình điều tra.