Hỗ trợ nhưng phải minh bạch hóa thị trường bất động sản 2023

GD&TĐ - Thị trường bất động sản năm 2023 cần tiếp tục có những chính sách hỗ trợ và đặc biệt phải minh bạch hóa để tạo ra sự ổn định về nguồn tín dụng.

Hỗ trợ nhưng phải minh bạch hóa thị trường bất động sản 2023

Điểm nghẽn tạo ra hệ lụy xấu

Theo Báo cáo “Thị trường Bất động sản căn hộ dự án 2022 - Dự báo 2023” mới công bố của OneHousing, thị trường chứng kiến trong 9 tháng năm 2022 cả nguồn cung và cầu đều bị hạn chế phần nào dưới tác động của lạm phát tăng cao cùng các lo ngại như siết tín dụng và lãi suất liên tục tăng, gây áp lực tài chính lên chủ đầu tư; người mua nhà cũng gặp khó trong tiếp cận vốn vay.

Theo ông Nguyễn Văn Đính - Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Hội môi giới Bất động sản, mặc dù thị trường nội tại vẫn rất ổn định bởi tốc độ phát triển đô thị, đầu tư hạ tầng lớn mạnh nhưng lại đang có dấu hiệu chững lại.

Thị trường bất động sản suy giảm bất thường đã tạo ra những hệ lụy xấu cho nền kinh tế, trước hết là ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp bất động sản và sau đó là gần 40 ngành nghề xem thị trường bất động sản là thị trường đầu ra, như ngành sắt thép, cát đá, máy móc, logistics, hàng hoá tiêu dùng phục vụ nhà ở...

Ông Đính cho rằng, thị trường bất động sản đang gặp phải một số điểm nghẽn, trong đó có nguồn vốn tín dụng, đặc biệt dành cho người mua nhà, cho thị trường người tiêu dùng. Các kênh tạo vốn cho doanh nghiệp như phát hành trái phiếu và nhiều kênh dẫn vốn khác đang "trục trặc".

Bên cạnh đó, hệ thống thông tin còn rất yếu để phục vụ cho các hoạt động đầu tư mua sắm trên thị trường; chưa có nhiều kênh thông tin phù hợp.

"Nếu không tháo gỡ các điểm nghẽn này thì sẽ không thể thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển và làm khó cho kế hoạch phát triển kinh tế chung của quốc gia. Động thái của Thủ tướng, các bộ ngành hết sức quan trọng, chắc chắn sẽ giúp cho thị trường khởi sắc trở lại. Dù không "bùng nổ" như trước nhưng sẽ có tính ổn định cho sự phát triển", ông Đính nhấn mạnh.

Với quy mô 100 triệu dân, nhu cầu bất động sản tại Việt Nam vẫn rất lớn trong nhiều năm tới.

Với quy mô 100 triệu dân, nhu cầu bất động sản tại Việt Nam vẫn rất lớn trong nhiều năm tới.

Chính sách kịp thời ổn định nguồn vốn tín dụng

Mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã liên tiếp ban hành 4 công điện chỉ đạo xử lý các vấn đề “nóng” của nền kinh tế là tín dụng, trái phiếu, lao động và bất động sản. Đây là những chỉ đạo rất quyết liệt, kịp thời trong bối cảnh những khó khăn phát sinh cần khẩn trương khơi thông, thúc đẩy tăng trưởng và giảm thiểu phát sinh những vấn đề xã hội.

Trong đó, Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam có nhiệm vụ chỉ đạo, phối hợp, hướng dẫn các địa phương, ngân hàng thương mại và các chủ thể liên quan tổ chức thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tiết kiệm chi phí, giảm thủ tục hành chính, tăng cường số hóa để cung ứng vốn tín dụng kịp thời cho nền kinh tế;

Cùng với đó, cho vay, giải ngân nhanh chóng, đúng trọng tâm, trọng điểm, đúng đối tượng đối với các doanh nghiệp, dự án bất động sản đủ điều kiện theo đúng quy định của pháp luật; ưu tiên cho vay các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở thương mại với giá phù hợp, khả thi của thị trường và các loại hình bất động sản phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh, an sinh xã hội có hiệu quả cao, có khả năng trả nợ và phát triển.

Với quy mô 100 triệu dân, nhu cầu bất động sản tại Việt Nam vẫn rất lớn trong nhiều năm tới. Năm 2022 là năm mà bất động sản có nhiều kỷ lục về giá, trong khi bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, ảnh hưởng đến kinh tế trong nước khiến khả năng chi trả cũng như nguồn tín dụng của người mua gặp khó khăn.

Do đó, các chuyên gia cho rằng thị trường bất động sản năm 2023 cần tiếp tục có những chính sách hỗ trợ và đặc biệt phải minh bạch hóa để tạo ra sự ổn định về nguồn tín dụng.

"Có thể phân ra hai nhóm. Thứ nhất, chúng ta cần có chính sách để sàng lọc và Tổ công tác của Thủ tướng xác nhận những sản phẩm bất động sản đã hoàn thành thì chúng ta cần có một chính sách tín dụng cho những người có nhu cầu ở thật có thể tiếp cận được tín dụng để có thể mua được.

Thứ hai là những dự án tốt, đang chuẩn bị về đích nhưng nguồn tín dụng bị hạn chế thì phải có chính sách cung cấp tín dụng cho những dự án này để có thể về đích. Có thể nói, nhu cầu rất lớn, chính sách tín dụng và bán hàng cần được giữ ổn định để cân đối được cung cầu” - Ông Nguyễn Chí Thanh, Phó Chủ tịch Hội môi giới Bất động sản Việt Nam phân tích với báo chí.

Phát biểu tại Phiên chất vấn và trả lời chất vấn trước Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho rằng, thị trường bất động sản phát triển cần huy động nhiều nguồn lực từ các kênh như: Nguồn vốn từ đầu tư trực tiếp, nguồn vốn từ thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, từ ngân sách nhà nước, vốn tự có của doanh nghiệp và người dân. Vốn tín dụng chỉ là một trong các kênh vốn để phát triển thị trường bất động sản.

Do đó, việc điều hành tín dụng của Ngân hàng nhà nước phải lấy mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, đó là góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống, cũng như đảm bảo ổn định được thị trường tiền tệ và ngoại hối.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.