Hỗ trợ giảm phát thải khí nhà kính

GD&TĐ - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt danh mục Dự án hỗ trợ kỹ thuật “Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện sáng kiến giảm phát thải thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon của rừng (REDD+) ở Việt Nam - giai đoạn 2.

Hỗ trợ giảm phát thải khí nhà kính

Mục tiêu chung của Dự án là tiếp tục góp phần thực hiện mục tiêu tổng quát của Chương trình hành động quốc gia về REDD+, đó là giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính của rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, góp phần thực hiện thành công “Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu” và thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, hướng tới phát triển bền vững.

Cụ thể, Dự án sẽ tiếp tục hỗ trợ nâng cao năng lực tổ chức và kỹ thuật cho Ban Chỉ đạo, Văn phòng REDD+, một số cơ quan có liên quan ở Trung ương và 6 tỉnh thuộc Chương trình giảm phát thải vùng Bắc Trung bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế) nhằm chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+.

Qua đó rút ra các bài học kinh nghiệm, góp phần xây dựng các cơ chế, chính sách, hệ thống tổ chức và năng lực kỹ thuật bảo đảm việc quản lý điều phối và vận hành hiệu quả các chương trình, dự án về REDD+.

Dự án trên gồm 4 hợp phần được thực hiện với tổng kinh phí là 5.702.000 USD, trong đó vốn ODA viện trợ không hoàn lại từ Quỹ Đối tác các bon trong lâm nghiệp (FCPF) thông qua Ngân hàng Thế giới là 5 triệu USD, vốn đối ứng là 702.000 USD.

Nước ta đang thực hiện nhiều hoạt động thích ứng giúp tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu tạo điều kiện để có thể đóng góp nhiều hơn cho giảm nhẹ phát thải khí nhà kính nhằm phấn đấu đến năm 2030 giảm phát thải khí nhà kính 25%.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

ThS Lê Hồng Hiệu cho rằng nghề giáo không đơn thuần là một công việc, mà là một “nghề của tình yêu”. Ảnh: NTCC

Người thầy kiến tạo giấc mơ

GD&TĐ - ThS Lê Hồng Hiệu - Phó Viện trưởng Viện Kỹ thuật, Trường Đại học Công nghệ TPHCM (HUTECH) là người đã được vinh danh “Nhà giáo tiêu biểu 2024”.

Vỏ cam chứa nhiều hoạt chất quý chống oxy hóa mạnh.

Biến vỏ cam thành dược liệu quý

GD&TĐ - Nhóm nghiên cứu từ Trường Đại học Dược Hà Nội đã thực hiện đề tài chiết xuất hesperidin từ phụ phẩm vỏ cam Cao Phong (Phú Thọ), nhằm tận dụng nguồn nguyên liệu nội địa.

Minh họa/INT.

Cùng hẹn đối thoại văn hóa

GD&TĐ - Mô hình tổ chức sự kiện nghệ thuật trong không gian nhỏ và ấm cúng được các nhóm, câu lạc bộ âm nhạc truyền thống thực hiện trong nhiều năm qua.