Hồ nước màu hồng bí ẩn ở Australia được giải mã

Các nhà khoa học đã tìm nguyên nhân khiến nước có màu hồng bí ẩn trên hồ Hillier ở Australia.
Hồ nước màu hồng bí ẩn ở Australia được giải mã

Hồ nước màu hồng bí ẩn ở Australia được giải mã ảnh 1 Hồ nước màu hồng bí ẩn ở Australia được giải mã ảnh 2hò núoc màu hòng bí ản ỏ australia duoc giai ma hinh anh 1

Màu nước hồng bí ẩn trên hồ Hillier ở Australia.

Trong suốt nhiều nằm, du khách và các nhà khoa học không thể lý giải được nguyên nhân nước có màu hồng trên hồ Hillier ở Australia. Bí ẩn này đã thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu tại dự án eXtreme Microbiome Project (XMP).

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành một cuộc điều tra để các định nguồn gốc của màu hồng nhạt của nước hồ Hillier. Họ đã thu thập chất cặn lắng và nước tại những địa điểm khác nhau trên hồ để xác định các loại tảo và vi khuẩn sống tại đây.

Sau đó, nhóm nghiên cứu phân tích các mẫu thu được để xác định những loài cụ thể qua thông tin về gen của chúng. Họ đã phát hiện loài tảo có tên Dunaliella salina được cho là thủ phạm khiến nước hồ có màu hồng. Loài tảo này cũng được tìm thấy tại hồ có nước màu hồng khác là Retba ở Senegal.

Tảo Dunaliella salina tạo ra các sắc tố có tên là carotenoid, giúp nó hấp thụ ánh sáng mặt trời. Những sắc tố này cũng khiến tảo có màu hồng đỏ đặc trưng.

Nhưng nhóm nghiên cứu cho biết tảo Dunaliella salina không phải là thủ phạm duy nhất khiến nước hồ Hillier có màu hồng. Họ cũng phát hiện các vi khuẩn màu đỏ khác, bao gồm vi khuẩn có tên Salinibacter ruber.

Theo danviet.vn
ThS Nguyễn Hoài Phong giới thiệu đồng hồ nước thông minh.

Hệ thống đo lường nước thông minh

GD&TĐ - Hệ thống đo lường nước thông minh là giải pháp cải tiến công nghệ do các nhà khoa học Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TPHCM) phát triển.
Nhóm sinh viên ngành Kỹ thuật Nhiệt và TS Lê Kiều Hiệp giảng viên hướng dẫn, nhận phần thưởng cho đề tài nghiên cứu. Ảnh: TG

Sinh viên Bách khoa lan tỏa lối sống xanh

GD&TĐ - Bằng kiến thức đa ngành cùng cách tiếp cận mới, các nghiên cứu khoa học của sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội đã hướng đến bảo vệ môi trường.
Sản phẩm quả cam của nhóm nghiên cứu thực hiện.

Phân ure nhả chậm made in Việt Nam

GD&TĐ - Đề tài đã mở ra hướng sử dụng nguồn phụ phẩm, nguyên liệu trong nước để sản xuất phân ure nhả chậm nói riêng và phân bón nhả chậm nói chung.
Robot Valkyrie sẽ trải qua một thử nghiệm mới ở Australia với tư cách là người chăm sóc từ xa. Ảnh: NASA

Ra mắt robot thế hệ mới

GD&TĐ - Công ty khởi nghiệp về robot Apptronik (Mỹ) đang triển khai dự án robot xử lý những công việc 'buồn tẻ, bẩn thỉu và nguy hiểm' thay con người.