Vốn là nơi tập kết nhiều loại rác thải, qua đôi bàn tay của các nghệ sĩ với 16 tác phẩm trở thành một không gian văn hóa nghệ thuật với những câu chuyện kể về Thăng Long - Kẻ Chợ.
Nghệ sĩ Nguyễn Thế Sơn chia sẻ: "Khu Kẻ Chợ 36 phố phường được hình thành từ nơi giao thương của các vùng miền chung quanh Hà Nội, trong đó, bãi Phúc Tân, bãi Phúc Xá là những bãi bến thuyền lớn ở chân cầu Long Biên hồi bấy giờ. Người dân ở đây có khi đã lãng quên hoặc không biết về nó, dự án sẽ gợi lại không gian, những ký ức và nhắc nhở đến thực trạng về những dòng sông chạy qua thành phố".
Anh Sơn chia sẻ thêm, sau khi nhận đề tài về việc "biến khu bãi rác thành điểm đến nghệ thuật" thuộc dự án "Cải tạo, nâng cấp cảnh quan khu vực ven sông Hồng", nhóm nghệ sĩ đã hoàn thành, biến ý tưởng trên giấy thành sản phẩm sáng tạo chỉ trong vòng 1 tháng.
|
Tác giả Cấn Văn Ân tạo ra 1 con thuyền chống lũ của người dân vùng lũ sông Hồng, trên đó gắn 5000 mảnh gương lấp lánh phản chiếu tạo. |
|
Tác phẩm vẽ hình bóng những ngôi đình làng trong phố cổ Hà Nội. |
|
Tác phẩm “Gánh hàng rong”, “Phù điêu Đông Dương” của tác giả Nguyễn Thế Sơn. |
|
Tác phẩm "Phù sa" sử dụng vật liệu là gốm, sành, đất nung. |
|
Hơn 10.000 chai nhựa là chai nước, hộp dầu xe máy đã qua sử dụng. |
|
Làm nên 4 chiếc thuyền buồm, gợi nhớ hình ảnh trên bến dưới thuyền tấp nập ở bãi sông Hồng cách đây hơn 100 năm. |
|
Tác phẩm “Những Thánh Gióng đương đại” của nghệ sĩ người Mỹ gốc Việt Nguyễn Ưu Đàm. Đây là 1 tác phẩm sắp đặt nói đến trận chiến cho một cuộc sống xanh. Với mỗi người lái xe máy như là 1 Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt đang chiến đấu với kẻ thù là ống đựng chất thải như một con mãng xà. Tác phẩm sử dụng nhiều vật liệu tái chế và kết hợp hợp sắt tấm tái chế cắt CNC sơn màu. |
|
Nhà thiết kế Tây Ban Nha Diego Cortiza đã thu gom những chiếc bu gà ở chợ Long Biên (Hà Nội) để sơn màu. |
|
Tác phẩm “Thành phố ven sông” của nhà điêu khắc Nguyễn Ngọc Lâm. |
Ngoài ra còn rất nhiều tác phẩm của những tác giả khác, với hiệu ứng ánh sáng, sẽ rất lung linh nếu đến đây vào buổi tối.