Hình thành thói quen ăn uống lành mạnh

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Hình thành thói quen ăn uống lành mạnh cho con từ nhỏ là tiền đề tốt để phát triển thể chất, trí tuệ và lối sống tràn đầy sức khỏe.

Phụ huynh hãy cho trẻ tham gia lập kế hoạch và chuẩn bị bữa ăn. Ảnh minh họa
Phụ huynh hãy cho trẻ tham gia lập kế hoạch và chuẩn bị bữa ăn. Ảnh minh họa

Hình thành thói quen ăn uống lành mạnh cho con từ nhỏ là tiền đề tốt để phát triển thể chất, trí tuệ và lối sống tràn đầy sức khỏe. Trẻ em cũng cần được hỗ trợ trong việc lắng nghe cơ thể mình về những điều khiến chúng cảm thấy dễ chịu.

Đi mua đồ ăn cùng trẻ

Khi cha mẹ đưa trẻ vào cửa hàng, bé thường có xu hướng hào hứng hơn với các bữa ăn và đồ ăn nhẹ sắp tới. Bởi, lý do là trẻ sẽ được đóng góp ý kiến. Do đó, phụ huynh hãy cho trẻ tham gia lập kế hoạch và chuẩn bị bữa ăn bất cứ khi nào có thể.

Khi đi mua thực phẩm, cha mẹ có thể khuyến khích trẻ tham gia một trò chơi. Ví dụ, trẻ có thể chọn các màu sắc khác nhau của trái cây và rau quả (bông cải xanh, ớt vàng và đỏ, cà rốt màu cam).

Sau đó, phụ huynh sẽ nói về những món ăn có thể làm trong tuần tới bằng cách sử dụng các sản phẩm đa dạng, chẳng hạn như món xào. Yêu cầu trẻ chọn công thức nấu ăn hoặc món ăn mà con muốn mua có thể là một cách tuyệt vời. Từ đó, giúp trẻ hào hứng hơn với việc nấu nướng và ăn uống.

Để trẻ giúp nấu ăn

Trẻ em ở mọi lứa tuổi đều có thể giúp đỡ việc bếp núc. Trẻ ở tuổi mẫu giáo có thể không biết thái rau, nhưng chắc chắn chúng có thể xé rau diếp để làm món salad hoặc bỏ bánh mì vào giỏ. Một đứa trẻ 9 hoặc 10 tuổi có thể khuấy nước sốt hoặc đong nguyên liệu.

Phụ huynh sẽ rất vui vì đã sớm khuyến khích thói quen nấu nướng ở trẻ. Khi lớn lên thành một thiếu niên, trẻ có thể khéo léo chuẩn bị bữa tối ngon miệng cho cả gia đình. Đây là những kỹ năng có giá trị trong mọi giai đoạn của cuộc sống.

Không tập trung vào lượng thực phẩm

Trẻ có thể ăn hết mọi thứ trên đĩa của mình vào bữa hôm nay. Song, bữa sau đó, trẻ cũng có thể nhanh chóng thay đổi khi bỏ lại nhiều thức ăn với lý do rằng, mình đã no.

Đây là hành vi hoàn toàn bình thường đối với bất kỳ ai trong chúng ta, từ một học sinh cấp 1 cho đến người trưởng thành. Sự thèm ăn của chúng ta thay đổi hằng ngày. Điều này đặc biệt đúng khi trẻ trải qua giai đoạn tăng trưởng nhanh hoặc chậm hơn.

Điều phụ huynh cần lưu ý là không bình luận về lượng thức ăn trẻ nạp vào, dù nó nhiều hay ít hơn mức mong đợi. Thay vào đó, cha mẹ chỉ nên chú trọng tới việc cung cấp thức ăn tới trẻ. Trong khi đó, trẻ cần được chọn ăn gì và ăn bao nhiêu. Nếu phụ huynh nhận thấy trẻ lãng phí thực phẩm, hãy khuyến khích con bắt đầu với khẩu phần nhỏ hơn.

Kế hoạch ăn nhẹ

Đồ ăn nhẹ có thể là cách tuyệt vời để bổ sung những thực phẩm mà trẻ không được ăn trong bữa chính, hoặc trẻ có lịch trình bận rộn. Cũng giống như bữa chính, trẻ thường phản ứng tích cực hơn với đồ ăn nhẹ nếu chúng được lựa chọn.

Cha mẹ nên cung cấp cho trẻ hai lựa chọn ăn nhẹ hoặc để chúng lên kế hoạch ăn nhẹ trong tuần. Thời điểm cũng là điều cần cân nhắc. Thời điểm lý tưởng để ăn vặt sẽ khác nhau tùy theo từng trẻ và từng gia đình. Lý tưởng nhất là trẻ sẽ ăn đồ ăn nhẹ trước bữa chính khoảng vài tiếng. Nhờ đó, bé sẽ vẫn thấy ngon miệng trong bữa chính.

Tránh sự cám dỗ của việc trao đổi

Không ít phụ huynh sẽ yêu cầu trẻ không được xem Tivi, ăn tráng miệng hoặc bất cứ thứ gì khác mà con muốn, nếu bé lười ăn. Tuy nhiên, thực tế, cách làm này có thể gây ra vấn đề trong mối quan hệ của trẻ với thức ăn.

Ép trẻ ăn sẽ gửi đi thông điệp rằng, việc con cảm thấy thế nào không quan trọng. Khi đó, trẻ sẽ nghĩ rằng, bé nên lắng nghe những gì cha mẹ nói, thay vì những gì cơ thể mách bảo.

Nếu trẻ không muốn ăn vì chúng không thích những món trong bữa, cha mẹ hãy cho con biết rằng, đây là món dành cho bữa tối. Ngoài ra, bữa ăn nhẹ sẽ có sau khoảng một giờ nữa.

Sẽ rất hữu ích nếu cha mẹ thêm ít nhất một loại thực phẩm mà con mình thích vào mỗi bữa ăn. Như vậy, trẻ sẽ cảm thấy an toàn khi ăn. Điều này cũng có thể khiến trẻ sẵn sàng khám phá và thử các loại thực phẩm khác.

Cha mẹ nên hạn chế nói về việc ăn kiêng nếu đang áp dụng chế độ ăn như vậy. Ảnh minh họa

Cha mẹ nên hạn chế nói về việc ăn kiêng nếu đang áp dụng chế độ ăn như vậy. Ảnh minh họa

Không cấm trẻ ăn một số loại thực phẩm

Không cho phép mang theo nhiều kẹo mút vào nhà có thể khiến trẻ ăn hết đồ ăn “bị cấm” khi chúng có cơ hội ở nơi khác (như trường học hoặc nhà bạn bè). Điều đó có nghĩa những thực phẩm bị cấm này khác biệt hoặc đặc biệt theo một cách nào đó. Do đó, cha mẹ nên tránh nói về thực phẩm tốt hay xấu, lành mạnh hay không lành mạnh, sạch hay bẩn,... Đây là cách thực hành tuyệt vời cho cả trẻ em và người lớn.

Cách tốt hơn để xử lý thực phẩm có lượng đường cao là bổ sung chúng vào bữa ăn. Vào giờ ăn tối, cha mẹ có thể đặt món chính, rau và đồ tráng miệng vào đĩa của trẻ cùng một lúc.

Điều này gửi đi thông điệp rằng, mỗi loại thực phẩm đều quan trọng và không có sự khan hiếm nào xung quanh thực phẩm ngọt. Cho phép trẻ ăn các món trên đĩa theo bất kỳ thứ tự nào con muốn. Những đứa trẻ bị hạn chế về đồ ngọt có thể có phản ứng mạnh mẽ hơn cho đến khi chúng tin tưởng rằng, đồ ngọt sẽ luôn ở đó.

Trẻ em luôn lắng nghe

Cha mẹ nên hạn chế nói về việc ăn kiêng nếu đang áp dụng chế độ ăn như vậy. Điều tương tự cũng xảy ra với việc bình luận về cơ thể của chính mình (hoặc bất kỳ ai khác). Tương tự, đừng bình luận về lượng thực phẩm mà mình hoặc bất kỳ ai khác ăn trong bữa.

Khi nói đến nhiều loại thực phẩm, nếu muốn con mình trở thành những người ưa thích ăn uống, hãy cho chúng thấy điều này trông như thế nào. Nếu có một món ăn nào đó mới mẻ, phụ huynh hãy cùng con bạn khám phá.

Việc cho trẻ tham gia mua sắm và chuẩn bị bữa ăn sẽ mất nhiều thời gian hơn. Tuy nhiên, việc làm như vậy bất cứ khi nào có thể sẽ giúp nâng cao trải nghiệm bữa ăn cho mọi người.

Theo Very well family

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ