Hầu hết những người chết và mất tích đều ở quận Ahrweiler, phía nam thành phố Cologne – nơi bị ngập trong mưa vào đêm thứ 4 khiến các dòng sông vỡ bờ, cuốn trôi nhà cửa khi người dân địa phương sợ hãi trú ẩn bên trong.
Trong số những người được xác nhận đã thiệt mạng hôm nay (16/7), có 12 người khuyết tật bị mắc kẹt trong một nhà chăm sóc ở làng Singzig.
11 người cũng đã chết ở nước láng giềng Bỉ, trong khi đó người dân ở Hà Lan, Luxembourg và Thụy Sĩ phải đi sơ tán. Tuy nhiên, thiệt hại nặng nhất cho đến nay là các bang North Rhine – Westphalia và Rhineland Palatinate ở phía tây nước Đức, với mức độ thiệt hại chỉ trở nên rõ ràng hơn hôm nay.
Thiên tai trên có thể so sánh với sự kiện xảy ra vào năm 1962 với hơn 300 người chết trong trận lũ lụt ở Hamburg mặc dù số người chết trong thảm họa của tuần này có thể cao hơn khi tất cả những người mất tích được tính.
“Tôi sợ rằng chúng ta sẽ chỉ thấy toàn bộ mức độ của thảm họa trong những ngày tới” – Thủ tướng Angela Merkel cho biết trong một cảnh báo nghiệt ngã từ Washington khi tờ Bild gọi đây là “cơn lũ chết chóc”.
Trong khi đó các nỗ lực tìm kiếm gặp trở ngại do sự sụp đổ của mạng điện thoại di động và mạng internet ở vùng Ahrweiler vì các cột điện thoại và cột phát sóng bị cuốn trôi, gây khó khăn cho việc tìm người.
Nước lũ đang rút làm lộ ra một số xác chết, trong khi thợ lặn cũng được huy động để vào các ngôi nhà bị ngập để tìm các nạn nhân mất tích.
Quan chức Roger Lewentz của khu vực cho biết một số người ban đầu đã sơ tán khỏi nhà nhưng lại quay về vì cho rằng điều tồi tệ nhất đã qua, nhưng họ đã bị mắc kẹt khi nước dâng trở lại.
Nhà chức trách cho rằng thời tiết khắc nghiệt là nguyên nhân gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu. Khoảng 1.000 binh sĩ đã được triển khai để giúp đỡ các hoạt động cứu hộ và dọn dẹp đống đổ nát ở các thị trấn và làng mạc bị ảnh hưởng.
Một số hình ảnh của trận lũ lụt: