Hiệu trưởng chịu trách nhiệm nếu xảy ra bạo lực học đường

GD&TĐ - UBND tỉnh Thanh Hoá yêu cầu thủ trưởng đơn vị giáo dục phải chịu trách nhiệm nếu xảy ra tình trạng bạo lực học đường.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Đầu Thanh Tùng vừa ký văn bản tăng cường công tác phòng, chống bạo lực học đường trên địa bàn tỉnh.

Văn bản nêu rõ, thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá liên tục xảy ra tình trạng bạo lực học đường, ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe của học sinh, gây bức xúc trong dư luận, điển hình là một số vụ học sinh xô xát, đánh nhau và quay lại clip đăng tải trên mạng xã hội.

Trước tình hình đó, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá yêu cầu Sở GD&ĐT, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các ngành và đơn vị có liên quan tập trung triển khai thực hiện nghiêm túc các nội dung nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm đạo đức và bạo lực học đường, đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, ứng xử văn hóa trong và ngoài trường học.

Trong đó, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá yêu cầu Sở GD&ĐT tăng cường các giải pháp tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, quyết định của Chính phủ, Bộ GD&ĐT về xây dựng văn hóa học đường, tăng cường giải pháp phòng chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục...

Sở GD&ĐT cần chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bạo lực học đường, xâm hại trẻ em cho học sinh; phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để quản lý, giáo dục học sinh, kịp thời ngăn chặn các hành vi, biểu hiện vi phạm đạo đức, bạo lực học đường.

Đặc biệt, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá yêu cầu Chỉ đạo Thủ trưởng các cơ sở giáo dục đôn đốc, phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng để giải quyết nguyên nhân gây ra bạo lực học đường, trường hợp nếu để vụ việc xảy ra tại đơn vị mình phụ trách thì phải chịu trách nhiệm và phối hợp xử lý kịp thời, nghiêm minh theo đúng quy định.

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá cũng yêu cầu Công an tỉnh chỉ đạo Công an các huyện, thị xã, thành phố và Công an xã, phường, thị trấn tiếp tục tăng cường phối hợp với Sở GD&ĐT, các địa phương và các cơ sở giáo dục hướng dẫn, tập huấn tuyên truyền, giáo dục, phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm đạo đức và bạo lực học đường; tăng cường các giải pháp đảm bảo an ninh, trật tự trường học, đảm bảo trật tự an toàn xã hội và đấu tranh phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật khác trong ngành giáo dục.

Ngoài ra, UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng, UBND các xã, phường, thị trấn và các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý thường xuyên tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, phòng chống bạo lực học đường tại các cơ sở giáo dục, đồng thời tăng cường theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện. Có các giải pháp hiệu quả, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật và bạo lực học đường trên địa bàn.

Trước đó, như GD&TĐ đã thông tin, vừa qua, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa liên tiếp xảy ra các vụ bạo lực học đường.Thực trạng này đang là vấn đề nhức nhối và nan giải của ngành Giáo dục Thanh Hóa.

Hầu hết nguyên nhân xuất phát từ những mâu thuẫn bột phát trong cuộc sống, học tập, sinh hoạt hàng ngày, trên mạng xã hội, nhiều thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên đã không kiềm chế được bản thân, coi trọng việc thắng thua, tổ chức đánh nhau, xúc phạm danh dự người khác, thậm chí dùng hung khí để trả thù, cố ý gây thương tích, coi thường pháp luật.

Theo ghi nhận, trong thời gian qua, rất nhiều địa phương trên địa bàn Thanh Hóa xảy ra tình trạng bạo lực học đường như huyện: Triệu Sơn, Hậu Lộc, Cẩm Thuỷ, Lang Chánh và TP Thanh Hóa...

Tuy nhiên, hiện nay, Sở GD&ĐT Thanh Hóa vẫn chưa thống kê một cách chính xác số vụ diễn ra trên địa bàn trong 2 năm gần đây. Đặc biệt, có tình trạng nhiều trường học không báo cáo vụ việc học sinh đánh nhau lên Sở GD&ĐT.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh lính Đức Quốc xã giương cờ trắng đầu hàng ngày 13/5/1945.

Cờ trắng đầu hàng có từ khi nào?

GD&TĐ - Trong chiến tranh, khi xét thấy không thể chống cự lại đối phương, đội quân yếu thế thường giương một lá cờ trắng biểu thị sự đầu hàng.

Cốm Làng Vòng được làm từ loại lúa nếp cái hoa vàng và là loại lúa non.

Giữ 'hồn' cho cốm làng Vòng

GD&TĐ - Làng Vòng, thuộc phường Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy, Hà Nội) là nơi gắn liền với nghề làm cốm từ nhiều thế kỷ trước.