Hiệu quả mô hình chợ 4.0 thanh toán không dùng tiền mặt tại Thái Nguyên

GD&TĐ - Mô hình Chợ 4.0 tại tỉnh Thái Nguyên đã phát huy hiệu quả tích cực, giúp người dân trải nghiệm và tiếp cận với các phương thức thanh toán hiện đại.

Hiệu quả mô hình chợ 4.0 thanh toán không dùng tiền mặt tại Thái Nguyên.
Hiệu quả mô hình chợ 4.0 thanh toán không dùng tiền mặt tại Thái Nguyên.

Nhân rộng mô hình chợ 4.0

Theo kế hoạch số 156/KH-UBND về việc triển khai nhân rộng mô hình Chợ 4.0 - Chợ thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Thông qua các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin về lợi ích, ưu điểm của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt và bằng nhiều cách làm cụ thể, sáng tạo như thành lập các hội nhóm zalo điều hành chợ 4.0; hướng dẫn cài đặt, sử dụng ứng dụng Mobile Money trên điện thoại di động và tạo mã QR... Tính đến nay, toàn tỉnh đã có gần 435.000 khách hàng với trên 9.300 điểm chấp nhận thanh toán.

Ông Đỗ Xuân Hòa, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thái Nguyên cho biết: "Đến nay, toàn tỉnh đã triển khai 107 chợ 4.0 đủ điều kiện, sở đã và đang phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai nhiều giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt trên các lĩnh vực giáo dục, y tế,… Đây là một điểm sáng của tỉnh trong phát triển xã hội số.

“Việc xây dựng mô hình chợ 4.0 nằm trong xu thế tất yếu của chuyển đổi số. Trên cơ sở những kết quả đạt được ban đầu, Sở sẽ phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, đơn vị quan tâm ưu tiên nhân lực, kỹ thuật hỗ trợ thiết lập phần mềm giao dịch và tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân, tiểu thương kinh doanh nắm bắt chủ trương xây dựng chợ 4.0. Đồng thời, rà soát, lựa chọn các chợ đảm bảo đủ điều kiện để triển khai nhân rộng mô hình phủ sóng trong toàn tỉnh, mở ra những cơ hội giao thương, kinh doanh mới trên nền tảng số, xóa khoảng cách về địa lý lẫn công nghệ để người dân từ thành phố đến nông thôn mua bán, trao đổi hàng hóa thuận tiện." - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thái Nguyên nhấn mạnh.

Mô hình Chợ 4.0 tại tỉnh Thái Nguyên đã phát huy hiệu quả tích cực, giúp người dân trải nghiệm và tiếp cận với các phương thức thanh toán hiện đại không dùng tiền mặt, kích thích hoạt động mua sắm, góp phần xây dựng xã hội số, kinh tế số theo mục tiêu chương trình chuyển đổi số trên địa bàn.

Là trung tâm của tỉnh, hoạt động giao thương, kinh doanh, buôn bán sầm uất, nhộn nhịp nhất, người dân thành phố Thái Nguyên đã sớm bắt nhịp cùng chuyển đổi số trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Qua tìm hiểu thực tế tại chợ Thái, ngay sau khi mô hình chợ 4.0 được khởi động, các tiểu thương đều hài lòng khi tiếp cận và sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.

Là hộ kinh doanh quần áo, chị Nguyễn Thị Quý cho biết: “Tôi đã bán hàng hơn chục năm nay và mới dùng mã quét QR gần 1 năm qua. Tôi thấy hình thức này đơn giản, bảo mật, thuận tiện trong quá trình mua, bán, tránh rủi ro, nhầm lẫn khi trả lại tiền thừa cho khách hàng. Hiện nay, phần lớn các tiểu thương đều trang bị, cài đặt thanh toán điện tử, thích ứng yêu cầu của chuyển đổi số”.

Bà Phạm Thị Thanh Tuyết (kinh doanh tại chợ Chùa Hang, TP. Thái Nguyên) cho biết, mỗi tiểu thương được hướng dẫn tạo một mã QR. Người mua hàng chỉ cần chọn sản phẩm, sau đó dùng điện thoại thông minh quét mã để thanh toán thay cho phương thức sử dụng tiền mặt như trước đây.

Tiểu thương và người dân mua sắm tại chợ Chùa Hang, thành phố Thái Nguyên sử dụng mã QR thanh toán không dùng tiền mặt.
Tiểu thương và người dân mua sắm tại chợ Chùa Hang, thành phố Thái Nguyên sử dụng mã QR thanh toán không dùng tiền mặt.

Không chỉ người bán, người mua cũng đã có những trải nghiệm thiết thực, thú vị khi đi chợ 4.0. Chị Phùng Thị Len (Tổ 8, phường Chùa Hang) chia sẻ: “Bây giờ, những cửa hàng buôn bán rau, thịt, quần áo, tạp hóa đều đã thực hiện số hóa trong thanh toán. Vì vậy, khi đi chợ tôi chỉ mang theo ít tiền mặt, đa số là chuyển khoản. Ngoài ra, nhờ các tiện ích của công nghệ số, tôi còn thanh toán các hóa đơn dịch vụ thiết yếu hằng ngày như tiền điện, tiền nước, mua sắm. Phương thức thanh toán này không khó, chỉ cần điện thoại được kết nối wifi, mạng 3G, 4G”.

Để Chợ 4.0 hoạt động hiệu quả, ngày càng được nhân rộng, tỉnh Thái Nguyên đang đẩy mạnh triển khai các giải pháp tuyên truyền cho nhân dân về các lợi ích của việc thanh toán không dùng tiền mặt, phát huy vai trò của 2.255 Tổ công nghệ số cộng đồng trên địa bàn toàn tỉnh sẵn sàng trực tiếp hướng dẫn, vận động người dân sử dụng, cài đặt nền tảng thanh toán không dùng tiền mặt và các nền tảng, dịch vụ khác trên điện thoại thông minh, ông Đỗ Xuân Hòa khẳng định.

Từ đó tạo cơ hội cho người dân thích ứng nhanh với những thay đổi của công nghệ số, sử dụng công nghệ số, tạo điều kiện thuận lợi để tỉnh thúc đẩy phát triển xã hội số, kinh tế số, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 01 của Đảng bộ tỉnh về Chương trình chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.