Nhiệm vụ của chiến dịch này là tiêu diệt khả năng của IS lan truyền tin nhắn của nhóm này, cũng như ngăn việc tổ chức khủng bố này thu hút những người trung thành mới, chi trả cho các tay súng và truyền bá mệnh lệnh từ chỉ huy.
Tuy nhiên, với hậu quả của các vụ tấn công gần đây ở Anh và Iran, rõ ràng những nỗ lực tuyển mộ và các trung tâm truyền thông của IS đã xuất hiện trở lại nhanh như khi chúng bị phá hủy. Điều này thúc đẩy các quan chức Mỹ phải suy nghĩ lại về các công nghệ chiến tranh mạng, lúc đầu được thiết kế cho các mục tiêu cố định như các cơ sở hạt nhân. New York Times chỉ ra rằng, các công nghệ nói trên phải được xây dựng lại nhằm chống các nhóm khủng bố, vốn đang trở nên thông thạo hơn trong việc đưa trang web trở thành một vũ khí.
Chiến dịch tấn công mạng nhắm vào IS của Mỹ mang tên Glowing Symphony; khởi động từ tháng 11/2016. Theo các quan chức Mỹ, chiến dịch mạng phức tạp nhất mà nước này từng tiến hành chống IS là tìm cách nhằm phá hủy các video trực tuyến và các nội dung tuyên truyền của nhóm này. Tuy nhiên, kết quả hiện tại thật đáng phàn nàn, bắt đầu ngay từ những lỗi không đáng có của hệ thống. Những thiếu sót của Glowing Symphony đã minh họa cho những thách thức mà Chính phủ Mỹ đang phải đối mặt trước cuộc chiến chống khủng bố. Bên cạnh đó, kết quả này không làm ngạc nhiên các nhà khai thác mạng kỳ cựu, những người đã sớm nhận ra rằng vũ khí mạng rất hiếm khi là một giải pháp vĩnh viễn.