Hiện thực khắc nghiệt của cuộc sống học đường ở Hàn Quốc

Việc thi cử cuối cấp đối với các học sinh như vấn đề sống còn.

Hiện thực khắc nghiệt của cuộc sống học đường ở Hàn Quốc

Cuộc đua đến thành công ở Hàn Quốc rất khắc nghiệt, và thành công thường được đo đạc bằng ngôi trường đại học bạn được nhận vào. Điều này khiến học sinh phổ thông phải chịu áp lực nặng nề bởi các trường đại học uy tín có tỷ lệ cạnh tranh rất cao.

Dưới đây là một vài chia sẻ về hiện thực khắc nghiệt phía sau cuộc sống học đường ở Hàn Quốc:

1. Tự tử là nguyên nhân gây tử vong cao nhất ở lứa tuổi vị thành niên

Hiện thực khắc nghiệt của cuộc sống học đường ở Hàn Quốc

Những bông hoa trắng được để trên bàn học của nữ sinh sau khi cô nhảy lầu tự tử ở tuổi mới 16. 

"Suốt 3 năm THPT, không ai, kể cả giáo viên, từng hỏi tôi thích làm gì, muốn học môn nào. Không ai quan tâm sở thích hay sở trường của tôi".

2. Hầu hết học sinh cấp 3 đều ở lại học đến 11 giờ khuya

Hiện thực khắc nghiệt của cuộc sống học đường ở Hàn Quốc - 1

Giờ tan học chính thức là 16h, nhưng học sinh phải tới các trung tâm hoặc học gia sư tại nhà đến khuya mới nghỉ. Học sinh cấp 3 phải cố gắng hết sức cho Kỳ thi Năng lực Đại học hay còn gọi là Suneung hoặc CSAT.

"Mọi giáo viên đều nhấn mạnh về việc trượt kỳ thi Suneung thì phần còn lại cuộc đời của chúng tôi sẽ là vực thẳm, vì kỳ thi là bước đầu tiên (cũng là cuối cùng) để bước tới cuộc sống thành công".

"Bên trong các trung tâm luyện thi chẳng có gì ngoài những căn phòng san sát, ngăn cách nhau bởi bức tường mỏng, chiếu sáng bằng đèn huỳnh quang và đông đúc học sinh đang cặm cụi ghi nhớ từ vựng tiếng Anh, công thức Toán học".

3. Học sinh từ 11-15 tuổi chịu áp lực cao nhất trong top 20 quốc gia phát triển

Hiện thực khắc nghiệt của cuộc sống học đường ở Hàn Quốc - 2

"Tôi thấy người Hàn Quốc như mắc một dịch bệnh, dịch bệnh mang tên "bận rộn". Học sinh tất bật học hành mọi lúc, không có cuộc sống ngoài sách vở. Trường học trở thành nơi giam giữ. Những người lớn đi làm cũng vậy. Tôi nghĩ đây là một đặc trưng của người Hàn Quốc".

4. Kỳ thi đại học ở Hàn Quốc chỉ tổ chức một lần duy nhất trong năm

Hiện thực khắc nghiệt của cuộc sống học đường ở Hàn Quốc - 3

Học sinh được đánh giá năng lực dựa trên % những câu trả lời đúng cho từng môn học (tiếng Hàn, tiếng Anh, Toán, nghiên cứu xã hội và khoa học). Kết quả được chia thành 9 loại.

"Kỳ thi Suneung là cái đích cuối cùng và phương thức xác định cuộc sống sau này. Chúng tôi nghĩ nếu hoàn thành xuất sắc kỳ thi, thì tương lai tươi sáng sẽ tự đến".

5. Máy bay bị cấm khi học sinh thi nghe tiếng Anh trong kỳ thi Suneung

Hiện thực khắc nghiệt của cuộc sống học đường ở Hàn Quốc - 4

Đây là chuyện hoàn toàn có thật nhằm giúp học sinh nghe rõ nhất, tập trung vào bài thi. Điều này cũng chứng tỏ tầm quan trọng của kỳ thi Suneung với cả đất nước Hàn Quốc như thế nào. Chính phủ quy định máy bay không được cất cánh hay hạ cánh trong thời điểm diễn ra bài thi nghe tiếng Anh. Nếu tới sân bay vào lúc thi nghe, máy bay phải bay lượn vòng cho đến khi phần thi kết thúc.

"Đến máy bay còn không được hạ cánh, giờ làm việc cũng thay đổi, không có phương tiện tham gia giao thông khi chúng tôi đến trường. Dường như cả nước đều được điều chỉnh vì kỳ thi. Nó tạo ra một áp lực khủng khiếp".

6. Học sinh có nguy cơ đến thi muộn, cảnh sát sẽ đưa họ đến trường

Hiện thực khắc nghiệt của cuộc sống học đường ở Hàn Quốc - 5

"Vì đây là kỳ thi quyết định cả tương lai mà, nên mọi thứ đều phải phục vụ nó". Trong những ngày thi, các sĩ tử là ưu tiên hàng đầu.

7. Đền chùa, nhà thờ cung cấp dịch vụ cầu nguyện đặc biệt cho kỳ thi

Hiện thực khắc nghiệt của cuộc sống học đường ở Hàn Quốc - 6

Các gia đình luôn muốn cầu nguyện những điều tốt nhất cho con cái.

"Sự thật là việc làm đó của gia đình càng tạo áp lực cho học sinh. Bạn phải làm mọi thứ thật tốt nếu không muốn làm ba mẹ thất vọng".

8. Có nhiều điều mê tín học sinh làm theo trong những ngày thi

Hiện thực khắc nghiệt của cuộc sống học đường ở Hàn Quốc - 7

Học sinh thích ăn kẹo bơ lạc cứng hay bánh gạo nếp để mong "dính chặt" vào trường đại học mình theo đuổi, kiêng ăn canh rong biển vì sợ làm nhầm bài thi.

"Vào những ngày này, bạn không nên ăn những món khó tiêu, sẽ ảnh hưởng tới khả năng của mình".

9. Khoảng 25% học sinh sẽ thi lại vào năm sau

Hiện thực khắc nghiệt của cuộc sống học đường ở Hàn Quốc - 8

Người thi lại lần hai được gọi là Jaesoosaeng, trong khi thí sinh thi năm thứ ba gọi là Samsoosaeng. Đi kèm với những cái tên đó là sự xấu hổ mà các học sinh phải cố vượt qua. 

10. Học sinh vứt sách vở sau kỳ thi

Hiện thực khắc nghiệt của cuộc sống học đường ở Hàn Quốc - 9

Sau kỳ thi Suneung, học sinh vứt hết sách vở. Thậm chí, không ít người còn vứt, xé sách vở ngay trước hôm thi để xả stress và thể hiện quyết tâm sẽ không phải thi lại.

"Chúng tôi học cho kỳ thi này từ lúc bắt đầu vào lớp 1. 12 năm đèn sách, thi Seneung thật tốt là mục tiêu. Sau kỳ thi, tôi không biết phải làm gì nữa".

Theo ione.vnexpress.net

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ