Hiến kế đánh thức tiềm năng phát triển kinh tế biển ĐBSCL

Hiến kế đánh thức tiềm năng phát triển kinh tế biển ĐBSCL

Hội thảo “Khai thác tiềm năng kinh tế biển tỉnh Trà Vinh, tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long” đã thu hút hơn 400 đại biểu là lãnh đạo trung ương, các tỉnh, nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia, doanh nghiệp và các địa phương về tham dự. Có hơn 36 bài tham luận và nhiều ý kiến về lĩnh vực, tiềm năng kinh tế biển và đề xuất các chính sách, nhiệm vụ, giải pháp khai thác tiềm năng, lợi thế kinh tế biển của tỉnh Trà Vinh và khu vực thời gian tới.

Ông Lê Văn Hẵn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh cho biết: Tỉnh hiện giữ vững tốc độ tăng trưởng hằng năm đứng đầu Đồng bằng sông Cửu Long với tốc độ bình quân 12,06%, riêng năm 2019 tăng trưởng GRDP đạt 14,85%. Đến nay, quy mô nền kinh tế toàn tỉnh đạt 59.636 tỉ đồng, GRDP bình quân đầu người 59,09 triệu/người/năm (xếp thứ 3, sau Long An và Cần Thơ). Kinh tế biển đã phát triển tương đối đều các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, giao thông vận tải, năng lượng tái tạo, hạ tầng công nghiệp, du lịch.... Đến nay, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn ven biển đóng góp 59,75% tổng giá trị sản xuất của toàn tỉnh. 

Ông  Thạch Phước Bình, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Trà Vinh cho rằng: Trà Vinh đóng vai trò trung tâm có điều kiện thuận lợi về phát triển giao thông vận tải, vận chuyển hàng hóa, thương mại dịch vụ, du lịch và giao lưu văn hóa với tất cả vùng miền trong nước và quốc tế. Đây là lợi thế, không phải tỉnh nào ở khu vực cũng có được. Đặc biệt, Trà Vinh là một trong hai địa phương tại khu vực ĐBSCL được Chính phủ chọn để thành lập khu kinh tế. Đó là Khu kinh tế Định An tại địa bàn hai huyện Trà Cú, Duyên Hải và thị xã Duyên Hải. Đây là khu kinh tế ven biển tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực gồm công nghiệp – thương mại – dịch vụ – du lịch – đô thị và nông – lâm – ngư nghiệp.    

Nhìn nhận một cách khách quan các điều kiện thuận lợi và khó khăn của Trà Vinh, PGS.TS. Bùi Anh Tuấn – Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương, đề xuất giải pháp gồm: Cụ thể hóa Nghị quyết 36 của Đảng về phát triển kinh tế biển, phát triển năng lượng tái tạo; Cải thiện nhanh chóng hệ thống giao thông vận tải và logistics để phát triển các dự án đã có và trong tương lai; Đẩy mạnh xúc tiến thu hút đầu tư phát triển các khu công nghiệp cảng; Xây dựng một số chuỗi cung ứng xuất khẩu điển hình của tỉnh và tiểu vùng; Đầu tư và cải thiện chất lượng nguồn nhân lực; Sự phối hợp liên kết với các tỉnh lân cận,…

Đồng quan điểm trên, nhiều nhà nghiên cứu cũng cho rằng Trà Vinh còn rất nhiều tiềm năng tiềm ẩn cần được khai thác đặc biệt về lĩnh vực phát triển văn hóa, du lịch gắn khai thác kinh tế biển tại địa phương. Qua đó, đề xuất một số giải pháp cụ thể về đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch biển; tăng cường kết nối thu hút vốn đầu tư, đa dạng hóa sản phẩm du lịch biển và hướng tới sản phẩm có giá trị cao, đẩy mạnh đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và tăng cường công tác quản lý nhà nước hiệu quả, tiếp tục phối hợp giữa các ngành, mở rộng hợp tác liên kết khu vực và hợp tác quốc tế, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch biển gắn với bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch biển.

Trà Vinh là tỉnh nằm ở cửa ngõ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long ra biển Đông, có Cảng Định An đang thi công, là cảng biển lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đây được xem là cửa ngõ huyết mạch, duy nhất của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt, Cảng Định An trong đê chắn sóng có điều kiện để phát triển thành hệ thống cảng với khả năng tiếp nhận được tàu có trọng tải đến 160.000 tấn hoặc hơn. Hướng vào trong đất liền, cảng kết nối thuận lợi với các tỉnh trong nội địa (Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cần Thơ, An Giang, Thành phố Hồ Chí Minh ...)  và cả Vương quốc Campuchia qua sông Hậu. Theo đánh giá của các nhà khoa học, nếu đánh thức được tiềm năng kinh tế biển, đây sẽ là trung tâm kinh tế của khu vực.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức năm 2024. Ảnh: VNU-HCM

Trường ĐH KHXH&NV TPHCM tuyển mới 3 ngành

GD&TĐ - Kinh doanh thương mại Hàn Quốc, Quốc tế học và Nghệ thuật học lần đầu được Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TPHCM tuyển sinh.