Nhận định được chuyên trang quốc phòng của Mỹ là Defense News cho biết khi nói về hệ thống rải mìn từ xa Zemledelye trong cuộc xung đột Nga và Ukraine.
"Được vận hành bởi đội ném bom của Nga chứ không phải pháo binh, hệ thống Zemledelye rõ ràng là mối đe dọa đối với cuộc phản công của Ukraine.
Ví dụ, nó có thể đã đóng một vai trò lớn trong cuộc tấn công của lực lượng Nga vào loạt xe bọc thép khét tiếng của Lữ đoàn cơ giới số 47 Ukraine diễn ra vào đầu tháng 6 gần Malaya Tokmachka.
Trận chiến khiến quân Ukraine phải bỏ lại một số xe tăng Leopard 2A4, 17 xe chiến đấu Bradley cùng nhiều phương tiện chiến đấu khác", báo Mỹ viết.
Báo Mỹ cho biết thêm, các bãi mìn đặt ra một vấn đề nghiêm trọng đối với bất kỳ lực lượng tấn công nào. Một chiếc Leopard 2A4 nặng 70 tấn, phần đầu xe có thể chịu được đạn chống tăng thế hệ mới nhưng dễ bị đánh bại bởi các quả mìn từ hệ thống Zemledelie.
Ngay cả rải ở mật độ thấp, các thiết bị nổ loại này cũng đủ sức cản trở khả năng cơ động của lực lượng Ukraine và cản trở hành động của họ trong các cuộc phản công.
Tại sao lại cần hệ thống rải mìn từ xa?
Những nỗ lực tạo ra một hệ thống rải mìn từ xa đã được thực hiện ở Liên Xô vào những năm 1970. Những phiên bản đầu tiên dựa trên hệ thống tên lửa phóng nhiều lần Grad không phù hợp với chiến tranh hiện đại.
Nguyên nhân là do độ chính xác của việc rải mìn ở khoảng cách xa là rất thấp, không thể xác định được cấu hình của bãi mìn. Rõ ràng là mìn rải khắp nơi rất nguy hiểm cho chính lực lượng rải mìn.
Sau đó đã xuất hiện hệ thống rải mìn cơ động đa năng (UMP), nhưng phạm vi hoạt động của nó rất ngắn - khoảng 100 mét. Một phương tiện khác – xe rải mìn trên khung gầm (GMZ-3) - có thể nhanh chóng rải các quả mìn để tạo ra một bãi mìn theo cấu hình yêu cầu, ghi rõ vị trí chính xác của các quả mìn, truyền dữ liệu để vẽ bãi mìn trên bản đồ địa hình.
Nhưng, hệ thống này chỉ có thể đặt mìn chống tăng, và vùng diện tích cần bố trí bãi mìn chỉ là những dải hẹp. Mới gần đây các chuyên gia đã có thể tạo ra hệ thống rải mìn từ xa thông minh, đủ tầm xa, với dải khá rộng để đặt cả mìn chống tăng và mìn chống bộ binh ở một nơi được chỉ định chính xác trên mọi địa hình.
Nó được sản xuất tại Hiệp hội nghiên cứu và sản xuất Splav thuộc Tập đoàn Nhà nước Rostec. Công ty Splav đã từng thiết kế các tổ hợp pháo phản lực Grad và phiên bản sửa đổi hiện đại Tornado-G.
Cách hệ thống này hoạt động
Theo dữ liệu từ các nguồn mở, mỗi xe rải mìn đặt trên khung gầm xe KamAZ bọc thép tám bánh có hai khối với 25 quả tên lửa cỡ 122 mm mang theo mìn có tầm bắn từ 5 đến 15 km. Ngoài các bệ phóng, hệ thống còn bao gồm một phương tiện vận tải- chuyển tải với các quả tên lửa bổ sung.
Việc nạp đạn cho bệ phóng được thực hiện rất nhanh chóng: khác với MLRS truyền thống, toàn bộ khối được thay đổi. Mỗi khối có thể được trang bị tên lửa hỗn hợp với cả mìn chống tăng và chống bộ binh.
Không gây ra hậu quả nguy hại
Việc chuẩn bị phóng mìn và ngắm bắn hoàn toàn tự động. Để làm được điều này, hệ thống rải mìn từ xa ISDM Zemledelye được trang bị hệ thống định vị vệ tinh, máy tính và trạm thời tiết riêng.
Thông tin về tọa độ nơi rơi mìn được truyền về sở chỉ huy cấp trên. Ở đó, vị trí, cấu hình và kích thước chính xác của bãi mìn được đánh dấu trên bản đồ điện tử. Nhờ đó, quân đội có thể vượt qua bãi mìn mà không bị cản trở, và sau khi kết thúc chiến sự, có thể dễ dàng vô hiệu hóa bãi mìn.
Trong trường hợp này sẽ không có nhu cầu về các chiến sĩ công binh, robot công binh Uran-6 hoặc hệ thống rà phá bom mìn từ xa UR-77 Meteorit.
Đúng theo Nghị định thư II (1996) của Công ước Geneva 1980 Về Cấm hoặc Hạn chế Sử dụng Một số Vũ khí Thông thường. Các quả mìn do hệ thống ISDM Zemledelye rải ra đều được trang bị bộ tự xử lý (tử thần). Sau một thời gian nhất định, chúng sẽ tự vô hiệu hóa.