Hệ thống tên lửa Hermes tiếp tục được thử nghiệm

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Nga tiếp tục thử nghiệm hệ thống tên lửa đa chức năng Hermes mới, được thiết kế để tiêu diệt các phương tiện bọc thép và UAV.

(Ảnh: TASS)
(Ảnh: TASS)

Dịch vụ báo chí của Cục thiết kế kỹ thuật KBP, thuộc Tập đoàn Rostec đưa ra thông tin trên ngày 22/5.

Trong một cuộc phỏng vấn với RIA Novosti, họ nói thêm rằng công việc hiện đại hóa tổ hợp trên cũng đang được tiến hành, có tính đến những thay đổi về tình hình và nhiệm vụ.

Quyết định cung cấp tổ hợp trên cho Bộ Quốc phòng Nga sẽ được đưa ra dựa trên kết quả thử nghiệm của tổ hợp, hãng tin Gazeta cho biết thêm.

Tổ hợp Hermes có thể bắn trúng xe bọc thép ở khoảng cách lên tới 100 km. Phiên bản cơ bản của tên lửa này đạt tốc độ lên tới 1,3 km/s và có độ chính xác cao.

Đầu tiên, đạn bay đến mục tiêu nhờ tín hiệu điều hướng từ mặt đất, sau đó theo hệ thống định vị và cuối cùng là bắt mục tiêu nhờ hệ thống dẫn đường của chính nó.

Tháng 4/2023, Lực lượng Tên lửa Chiến lược Liên bang Nga đã tiến hành thành công một vụ phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa từ bãi thử Kapustin Yar ở vùng Astrakhan. Mục đích của sự kiện này là để thử nghiệm các thiết bị chiến đấu đầy hứa hẹn.

Theo IZ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Khi trách nhiệm… 'mơ màng'!

GD&TĐ - Trước khi mọi việc đi quá xa thì cần nghĩ đến đường dài cho nhạc hội bằng sự lắng nghe, cầu thị và tôn trọng khán giả.
Kết quả thi GCSE tại Anh sẽ tiếp tục giảm do ảnh hưởng từ việc đóng cửa trường học thời Covid-19.

Covid-19 vẫn 'đeo bám' học sinh Anh

GD&TĐ - Nghiên cứu do Quỹ Nuffield, quỹ từ thiện của Anh, tài trợ, dự đoán điểm số các môn thi chính trong kỳ thi GCSE sẽ giảm đến năm 2030.
Nhiều người lợi dụng thị thực du học để nhập cư Australia trái phép.

Ngăn chặn tình trạng lừa đảo du học

GD&TĐ - Các đại lý du học thiếu uy tín thường vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp về cuộc sống đại học và cơ hội nhập cư để lừa sinh viên quốc tế đăng ký.
Robot chơi piano của nhóm sinh viên.

Sinh viên chế tạo robot chơi piano

GD&TĐ - Nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM chế tạo robot có thể chơi hàng trăm bản nhạc khác nhau một cách thuần thục với đàn piano.