Hệ thống Iris-T SLM có đối phó được Kalibr, Kh-101?

GD&TĐ -Để tăng cường khả năng đối phó với tên lửa hành trình và đạn đạo tầm ngắn, Estonia và Latvia quyết định đàm phán với Đức để mua hệ thống Iris-T SLM.

Hệ thống đánh chặn Iris-T SLM.
Hệ thống đánh chặn Iris-T SLM.

Theo xác nhận của Bộ trưởng Quốc phòng Estonia, Hanno Pevkur và người đồng cấp Latvia, Inara Murniece, Estonia và Latvia bắt đầu đàm phán với nhà sản xuất vũ khí Diehl Defense của Đức để mua hệ thống đánh chặn Iris-T SLM.

Quyết định mua sắm được Estonia và Latvia đưa ra sau khi đã ký Ý định thư về việc mua chung hệ thống phòng không tầm trung vào tháng 6 năm 2022, tại Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Madrid.

"Tôi rất vui khi cùng với Latvia đã đạt được cột mốc quan trọng tiếp theo trong việc mua sắm chung hệ thống phòng không tầm trung. Đây là một dự án có tầm cỡ lịch sử đối với sự hợp tác quốc phòng của chúng ta, dự án lớn nhất cho đến nay", Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Estonia Hanno Pevkur cho biết.

Người đồng cấp Latvia, Inara Murniece cũng cho biết về tầm quan trọng của vũ khí đánh chặn chung: "Hệ thống phòng không tầm trung được lựa chọn sẽ đảm bảo an ninh hơn nữa cho bầu trời Latvia và Estonia, đồng thời sẽ bảo vệ tối đa cho người dân, cũng như cơ sở hạ tầng dân sự và quân sự của chúng tôi".

Hai vị bộ trưởng này cho biết, việc quân đội những nước này đàm phán với Đức để mua về hệ thống Iris-T SLM bởi sức mạnh, sự đa dạng về loại mục tiêu trong khả năng đánh chặn của nó, đặc biệt là đối với tên lửa hành trình tương tự Kalibr, Kh-22 hoặc Kh-101.

Một hệ thống Iris-T SLM hoàn chỉnh bao gồm 3 thành phần: bệ phóng tên lửa, một radar và một radar điều khiển hỏa lực, tích hợp hậu cần và hỗ trợ. Các tên lửa có tầm bắn 40km, độ cao tối đa 20km, được trang bị radar tầm xa 250km, sử dụng hình ảnh hồng ngoại để xác định mục tiêu.

Nhà sản xuất Diehl Defense tiết lộ, IRIS-T hoạt động hiệu quả nhất khi trở thành một phần của hệ thống phòng không nhiều lớp, chẳng hạn như kết hợp với hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot PAC-3 do Mỹ sản xuất để cung cấp khả năng phòng thủ ở độ cao tối đa lớn hơn.

Ngoài ra, điểm làm nên sự đặc biệt của IRIS-T chính là khả năng đánh chặn đồng thời nhiều mục tiêu mà không gặp vấn đề nào. Đây là một ưu điểm rất lớn trong các cuộc không kích hàng loạt. Tuy nhiên, với mục tiêu có tốc độ nhanh và mạnh như tổ hợp Iskander-M của Nga, Diehl Defense đã không nói gì đến khả năng đánh chặn của IRIS-T.

Theo trang Military, dù nhà sản xuất không nói về khả năng đánh chặn của IRIS-T với Iskander-M nhưng đây mới là vũ khí đáng sợ, là mối bận tâm thường trực với giới lãnh đạo quân sự châu Âu.

Iskander-M là tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật được quân đội Nga đưa vào biên chế hồi năm 2006. Đạn tên lửa của Iskander có trọng lượng 3,8 tấn, trong đó phần chiến đấu nặng 480kg, tầm bắn khoảng 500km.

Iskander-M được áp dụng công nghệ tàng hình kỹ thuật plasma, tức là tạo ra một lớp mây trung tính về điện bao quanh phần đầu đạn khiến hệ thống radar của phía đối phương khó phát hiện ra. Do vậy, tên lửa này có khả năng xuyên thủng hệ thống phòng thủ đối phương.

Ngoài ra, Iskander-M còn được trang bị hệ thống dẫn đường vệ tinh kết hợp đầu tự dẫn quang học thế hệ mới cho phép tên lửa thay đổi quỹ đạo bay một cách linh hoạt. Do vậy, tên lửa phòng không đối phương sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc theo dấu đầu đạn của Iskander-M, cũng như tiến hành đánh chặn.

Với những tính năng đặc biệt kể trên, việc Nga triển khai hệ thống tên lửa đạn đạo tầm ngắn này tại Kaliningrad và khu vực sườn Tây đất nước khiến nhiều lãnh đạo quân sự châu Âu lo lắng. Bởi với tầm bắn đạt được, nhiều quốc gia châu Âu sẽ lọt vào tầm tác chiến của Iskander-M.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Ghi chép: Sự hy sinh thầm lặng

GD&TĐ - Từng cơn gió Thu mát lạnh, mỏng manh thổi nhẹ qua cánh cửa sổ, luồn vào lớp học im ắng, trầm lặng khác với vẻ nhộn nhịp sôi động của mọi ngày.

 Mbappe được HLV Ancelotti lên tiếng bênh vực.

HLV Ancelotti bênh vực Mbappe

GD&TĐ - HLV Carlo Ancelotti của Real Madrid đã lên tiếng bảo vệ Kylian Mbappe trước những tin đồn bất lợi.