Hệ sinh thái Trường Đại học - Doanh nghiệp: Xu hướng phát triển bền vững

Trong bối cảnh chuyển đổi số và hội nhập quốc tế mạnh mẽ, xu hướng các trường đại học gắn với tập đoàn kinh tế đang ngày càng rõ nét.

Hệ sinh thái Trường Đại học - Doanh nghiệp: Xu hướng phát triển bền vững

Xu hướng này trở thành một hướng chiến lược, mở ra hệ sinh thái giáo dục mới - nơi tri thức gắn liền với thực tiễn, nơi người học không chỉ được đào tạo mà còn được "ươm mầm" để phát triển toàn diện.

Khi doanh nghiệp lớn đầu tư cho tri thức

Những năm gần đây, Việt Nam chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng của các trường đại học tư thục. Tuy nhiên, chỉ một số ít trong đó thuộc sở hữu hoặc được đầu tư chiến lược bởi các tập đoàn kinh tế lớn. Điểm nổi bật ở các mô hình này không chỉ là nguồn lực tài chính mạnh mẽ, mà còn là chiến lược giáo dục gắn với thực tiễn sản xuất – kinh doanh và nhu cầu thực tế của thị trường lao động.

Các mô hình tiêu biểu hiện nay ở Miền Bắc:

Tập đoàn FPT với Trường Đại học FPT – đi đầu trong đào tạo công nghệ và kinh tế số, với triết lý “thực học – thực nghiệp”.

Tập đoàn CMC thành lập Trường Đại học CMC – mô hình “AI University” đầu tiên tại Việt Nam, tiên phong ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong giáo dục.

Tập đoàn Phenikaa đầu tư vào Đại học Phenikaa, định hướng nghiên cứu, đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực khoa học – công nghệ.

Tập đoàn Vingroup với Trường ĐH VinUni dành cho phân khúc cao cấp.

Tập đoàn Gelex đồng hành cùng Trường Đại học Thăng Long, chú trọng đào tạo các ngành kinh tế, kỹ thuật, y tế.

Tập đoàn Polyco sở hữu Trường Đại học Công nghệ Đông Á, đào tạo chuyên sâu về kỹ thuật, cơ khí, công nghệ ứng dụng.

Tập đoàn Hồ Gươm với Trường Đại học Trưng Vương - mô hình đại học đa ngành, định hướng ứng dụng, lấy người học làm trung tâm, hội nhập quốc tế và gắn kết doanh nghiệp.

Ưu điểm nổi bật của mô hình hệ sinh thái Trường Đại học – Doanh nghiệp Đào tạo gắn liền thực tiễn – học là làm được việc: Sinh viên được tiếp cận sớm với môi trường doanh nghiệp thông qua các học kỳ thực tế, dự án mô phỏng, thực tập tại chính các công ty trong hệ sinh thái tập đoàn.

Chương trình “đặt hàng” từ doanh nghiệp: Doanh nghiệp tham gia thiết kế chương trình đào tạo, đảm bảo đầu ra sát với nhu cầu thị trường, rút ngắn khoảng cách giữa “đào tạo” và “tuyển dụng”.

Cơ hội thực tập và việc làm rộng mở

Nhờ kết nối trực tiếp với doanh nghiệp, sinh viên có nhiều lựa chọn thực tập chất lượng và cơ hội việc làm ngay sau tốt nghiệp, giảm mạnh nguy cơ thất nghiệp.

Tăng cường đổi mới sáng tạo - khởi nghiệp: Sinh viên được hỗ trợ bởi các quỹ đầu tư, vườn ươm khởi nghiệp, không gian sáng tạo - nơi ý tưởng có thể trở thành sản phẩm và được thương mại hóa.

Hội nhập quốc tế - tiếp cận công nghệ mới: Hầu hết các trường đại học trong mô hình này đều có chương trình liên kết quốc tế, đào tạo song ngữ, chú trọng kỹ năng số, ngoại ngữ và tư duy toàn cầu.

Đầu tư hiệu quả: Dù được đầu tư bài bản về cơ sở vật chất và công nghệ, nhiều trường vẫn giữ mức học phí phù hợp, tối ưu hóa chi phí để người học tiếp cận giáo dục chất lượng cao.

Mô hình hệ sinh thái Trường Đại học – Doanh nghiệp không chỉ là xu hướng, mà đang trở thành tiêu chuẩn mới cho nền giáo dục hiện đại: linh hoạt, thực tiễn, sáng tạo và phát triển bền vững.

Theo danviet.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Messi xuất sắc lập cú đúp bàn thắng vào lưới New England ở vòng 21 MLS.

Messi lập kỷ lục ấn tượng

GD&TĐ - Messi tỏa sáng giúp Inter Miami đánh bại New England ở vòng 21 giải Nhà nghề Mỹ diễn ra vào sáng nay (10/7).