Hậu Brexit: Anh và EU vẫn tranh cãi về những gì sẽ đến

Hậu Brexit: Anh và EU vẫn tranh cãi về những gì sẽ đến

Sự bất đồng hiển hiện

Phát biểu ngay sau khi nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu, lãnh đạo nhóm thương lượng Brexit Michael Barnier cho biết, nước Anh chỉ có thể tránh thuế quan và hạn ngạch khi chấp thuận việc duy trì một sự cạnh tranh mở và công bằng với thị trường xuất khẩu lớn nhất.

Cho đến cuối năm 2020, Vương quốc Anh sẽ trong một giai đoạn chuyển tiếp, trong đó nước này phải đồng ý thỏa thuận thương mại với Liên minh châu Âu hoặc có nguy cơ khiến các công ty Anh phải chịu những rào cản mới có thể làm xáo trộn chuỗi cung ứng và khiến sản phẩm và dịch vụ của họ trở nên đắt đỏ hơn.

Tuy nhiên, Brussels và London sẽ bắt đầu các cuộc thảo luận chính thức vào tháng tới với những tầm nhìn khác nhau. Khi Liên minh châu Âu đang phác thảo vị trí của mình, Thủ tướng Boris Johnson đã nói rõ rằng, ông không có ý định tuân theo các quy tắc và quy định của khối EU.

“Không cần có một thỏa thuận thương mại tự do liên quan đến việc chấp nhận các quy tắc của EU về chính sách cạnh tranh, trợ cấp, bảo trợ xã hội, môi trường, hoặc bất cứ điều gì tương tự. EU nên có nghĩa vụ phải chấp nhận các quy tắc của Anh”, ông Johnson nói trong bài phát biểu tại London.

Theo một tuyên bố chính trị đi kèm với hiệp ước quản lý việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu, cả hai bên đã đồng ý rằng mối quan hệ tương lai của họ phải đảm bảo “cạnh tranh công bằng và hợp lý, bao gồm các cam kết mạnh mẽ để đảm bảo một sân chơi bình đẳng”, bằng cách duy trì các tiêu chuẩn hiện có trong các lĩnh vực cạnh tranh, việc làm, hỗ trợ của chính phủ cho các công ty và biến đổi khí hậu, nhằm ngăn chặn sự bóp méo thương mại và lợi thế cạnh tranh không lành mạnh.

Việc hai bên có cách giải thích tuyên bố đó một cách mâu thuẫn đã khiến đồng bảng Anh giảm khoảng 1% so với đồng đô la Mỹ và đồng euro vào đầu tuần qua, khi các thương nhân lo lắng về tác động của nền kinh tế Anh khi không đạt được thỏa thuận.

Nguy cơ “đụng độ”

Việc Anh có cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn của EU về môi trường và an toàn hay không là một trong yếu tố có thể dẫn đến các cuộc “đụng độ” trong tương lai.

Liên minh châu Âu muốn có một thỏa thuận bao gồm vai trò của Tòa án Công lý châu Âu trong việc giải quyết tranh chấp, điều mà có thể sẽ bị London phản đối. Barnier cũng nói rằng, các tàu đánh cá của EU phải được tiếp tục hoạt động ở vùng biển của Anh - một ranh giới khó được chấp nhận đối với nhiều người ủng hộ Brexit của Anh.

Các cuộc đàm phán sẽ cần được tiến hành với tốc độ chóng mặt nếu có thể có một thỏa thuận trước khi thời hạn chuyển đổi hết hạn. Mặc dù Thủ tướng Anh Johnson có thể yêu cầu gia hạn thời hạn này, nhưng ông đã nhiều lần cam đoan rằng sẽ không làm như vậy.

Việc không có thỏa thuận sẽ dẫn đến “Brexit cứng” đã gây kinh hoàng cho cộng đồng doanh nghiệp và khiến các CEO của các công ty như Airbus (EADSF) và Nissan (NSANF) cảnh báo về hậu quả thảm khốc.

Ông Johnson cũng cho biết, ông muốn có một thỏa thuận thương mại tự do toàn diện với châu Âu, tương tự như thỏa thuận mà EU đã đạt được với Canada. Nhưng ông cũng nói rằng Anh phải được tự do thực hiện các thỏa thuận với các quốc gia khác như Mỹ, Úc và New Zealand.

“Chúng tôi đã sẵn sàng cho ván cờ đa chiều tuyệt vời, trong đó, cùng một lúc, chúng tôi tham gia nhiều hơn một cuộc đàm phán; chúng tôi đang “tập” sử dụng lại các dây thần kinh, cơ bắp và bản năng, điều mà đất nước này đã không phải sử dụng trong suốt nửa thế kỷ qua”, ông Johnson nói.

Theo các nhà phân tích, các hiệp định thương mại toàn diện thường cần nhiều năm đàm phán trước khi được ký kết. Các chuyên gia cho rằng, điều tốt nhất mà Vương quốc Anh có thể hy vọng trong năm nay là một thỏa thuận với châu Âu giữ lại hàng rào thuế quan, nhưng sẽ lại dẫn đến các rào cản hành chính và pháp lý mới đối với xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.

Hậu quả cho việc kinh doanh

Cũng có những trở ngại cho một thỏa thuận Mỹ - Anh. Mỹ, nước đã có thặng dư thương mại với Vương quốc Anh. Tất nhiên, Mỹ sẽ không cấp một thỏa thuận cho thấy tiền vào các công ty Anh mà Mỹ lại không được lợi lộc gì. Trong khi đó, phần lớn dân số Vương quốc Anh, tỏ ra vô cảm với các yêu cầu của Mỹ, vì các yêu cầu này có thể có nghĩa là các loại thuốc đắt tiền hơn, hoặc tiêu chuẩn thực phẩm thấp hơn.

Con đường của Vương quốc Anh sẽ mang lại những hậu quả lớn đối với các công ty đã chịu đựng suốt gần bốn năm không bất ổn.

Các nhà sản xuất ô tô toàn cầu đã xây dựng các nhà máy ở Anh đặc biệt dễ bị tổn thương trước những thay đổi có thể phá vỡ chuỗi cung ứng và sản xuất của họ, làm xói mòn lợi nhuận vốn đã mỏng manh.

Nissan, vốn có một nhà máy khổng lồ ở Anh, đang xem xét kế hoạch đóng cửa các nhà máy của mình ở Liên minh châu Âu và tập trung vào thị trường Anh, nếu các rào cản thương mại được dựng lên.

Trong khi đó, nhà sản xuất ô tô Nhật Bản phủ nhận sự tồn tại của một kế hoạch dự phòng tương tự và cho rằng “toàn bộ hoạt động kinh doanh ở Anh và ở châu Âu là không bền vững” trong trường hợp có hàng rào thuế quan.

“Chúng tôi muốn đội ngũ hơn 7.000 người ở Vương quốc Anh của chúng tôi có cơ hội thành công cao nhất trong tương lai, đó là lý do tại sao chúng tôi tiếp tục thúc giục các nhà đàm phán của Vương quốc Anh và EU hợp tác hướng tới một Brexit cân bằng, có trật tự, để tiếp tục khuyến khích thương mại đôi bên cùng có lợi” hãng Nissan tuyên bố.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...