""Hạt của Chúa"" vẫn chưa được tìm thấy?

Một năm sau khi Peter Higgs và Francois Englert được trao giải Nobel vì những đóng góp trong việc tìm ra hạt Higgs, một nhóm các nhà khoa học lại cho rằng, cái gọi là “Hạt của Chúa” thực tế vẫn chưa được tìm ra.

""Hạt của Chúa"" vẫn chưa được tìm thấy?

Một nhóm các nhà nghiên cứu Đan Mạch nói rằng, trong khi các nhà vật lý tại Tổ chức Nghiên cứu Nguyên tử Châu Âu (CERN) nói rằng họ đã tìm thấy một thứ gì đó, nó có thể là một hạt hoàn toàn khác.

"Các dữ liệu hiện tại không đủ chính xác để xác định hạt được tìm thấy là gì”, Mads Toudal Frandsen, thuộc Trung tâm Vũ trụ học và Vật lý hạt thuộc Đại học Nam Đan Mạch nói trong bài báo về phát hiện của nhóm đăng trên Tạp chí Physical Review D. “Nó có thể là một số hạt chúng ta đã biết”.

Các nhà khoa học Đan Mạch tin rằng, hạt được tìm thấy có thể là một hạt lý thuyết được gọi là techni-higgs.

Techni-higgs không phải là cơ bản nhưng nó tạo nên techni-quarks, thứ lần lượt hình thành trong một số kết hợp của vật chất tối, loại vật chất chiếm lĩnh hầu hết các vật chất trong vũ trụ mà hạt Higgs không thể giải thích được.

Hạt Higgs là một hạt cơ bản (boson) trong mô hình chuẩn (Standard Model) của ngành vật lý được dùng để giải thích sự tồn tại của các hạt cơ bản tạo nên vật chất cũng như các tương tác cơ bản trong tự nhiên.

Các nhà khoa học đã mất nhiều thập niên để xác định sự tồn tại thực tế hạt Higgs kể từ khi Peter Higgs dự đoán về sự tồn tại của hạt này vào những năm 60, song vẫn không thành công.

Ngày 4/7/2012, các nhà vật lý học tại CERN đã xác nhận sự tồn tại của một hạt có những đặc tính "thích hợp với boson Higgs". Đến tháng 10/2013, Peter Higgs (người được dùng đặt tên cho hạt Higgs) và Francois Englert đã được trao giải Nobel Vật lý năm 2013 vì cống hiến của họ trong việc giúp tìm ra hạt Higgs.

Theo Vietnamnet/ Independent

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.