Hành trình về nguồn của NTK áo dài Đỗ Trịnh Hoài Nam và học trò

GD&TĐ - Cùng với nhiều hoạt động sôi nổi, thiết thực và đầy ý nghĩa, nhà thiết kế (NTK) áo dài Đỗ Trịnh Hoài Nam đã cùng những học trò của mình tổ chức chuỗi hoạt động tu tập về nguồn.

NTK ĐỖ Trịnh Hoài Nam chia sẻ với các em nhỏ tại làng trẻ em SOS tại Việt Trì – Phú Thọ.
NTK ĐỖ Trịnh Hoài Nam chia sẻ với các em nhỏ tại làng trẻ em SOS tại Việt Trì – Phú Thọ.

Nhân dịp khởi động một năm 2018 tràn đầy năng lượng, để phát huy truyền thống yêu nước lòng tự hào dân tộc và tiếp tục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, sống theo “đắc nhân tâm” NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam đã có chuyến tu tập, thực hiện công tác thiện nguyện đến với mảnh đất Phú Thọ, nơi hồn thiêng sông núi.

Hành trình về nguồn của NTK áo dài Đỗ Trịnh Hoài Nam và học trò ảnh 1
Chuỗi hành trình diễn ra trong 2 ngày, ngày thứ 1 đoàn có mặt tại chùa Giác Nguyên- xã Đông Khê- huyện Đoan Hùng- Phú Thọ. (Xã Đông Khê có diện tích 5,43 km², dân số năm 1999 là 1832 người, mật độ dân số đạt 337 người/km².) Ngôi chùa là nơi tu tập cho các quý Phật Tử gần xa, góp phần xây dựng, đóng góp, bảo vệ gìn giữ Phật Học cho những thế hệ sau này. 
Trụ chì chùa Giác Nguyên là sư cô Thích Nữ Thường Lý, sư cô có vóc dáng bé nhỏ, gương mặt hiền hoà, hơn 10 năm nhận nhiệm vụ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, sư cô đã xây dựng, bảo tồn, trùng tu chùa với sự góp công của phật tử gần xa.
Tại một địa bàn còn nhiều khó khăn, ngôi chùa chỉ có một mình sư cô với bao vất vả nhưng khi nhận nhiệm vụ tại chùa, sư cô chia sẻ: “Gia đình, bạn bè đều phản đối khi tôi nhận công tác về chùa, một thân một mình xa xứ, nhưng tôi tâm niệm nơi đâu có các phật tử cần tôi, nơi có thể gìn giữ Phật học cho thế hệ sau này thì tôi không quản ngại”. NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam và học trò đã vô cùng cảm phục trước tấm lòng và những gì sư cô Thích Nữ Thường Lý làm được cho chùa Giác Nguyên và người dân địa phương nơi đây.
Hành trình về nguồn của NTK áo dài Đỗ Trịnh Hoài Nam và học trò ảnh 2
Tại đây, NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam đã có cuộc nói chuyện với sư trụ chì, NTK sẽ phát tâm thiện nguyện cung tiến toàn bộ số tiền làm khung sắt thép để xây dựng nhà thờ mẫu tại chùa Giác Nguyên.
Hành trình về nguồn của NTK áo dài Đỗ Trịnh Hoài Nam và học trò ảnh 3
Sang đến ngày thứ 2 của chuyến tu tập, NTK đã cùng với những học trò của mình hành hương về Đền Hùng và thăm làng trẻ em SOS tại Việt Trì – Phú Thọ. Khu di tích lịch sử Đền Hùng - quần thể đền chùa thờ phụng các Vua Hùng và tôn thất của nhà vua trên núi Nghĩa Lĩnh, gắn với Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng được tổ chức tại địa điểm đó hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch.
Hành trình về nguồn của NTK áo dài Đỗ Trịnh Hoài Nam và học trò ảnh 4
Hiện nay, theo các tài liệu khoa học đã công bố, đa số đều thống nhất nền móng kiến trúc đền Hùng bắt đầu được xây dựng từ thời vua Đinh Tiên Hoàng trị vì. Đến thời Hậu Lê (thế kỷ 15) được xây dựng hoàn chỉnh theo quy mô như hiện tại. 
Hành trình về nguồn của NTK áo dài Đỗ Trịnh Hoài Nam và học trò ảnh 5
Với lòng thành tâm hướng về đất Tổ, NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam đã hướng cho những học trò của mình bài học “uống nước nhớ nguồn”, chiều cùng ngày đoàn đã có mặt tại làng trẻ em SOS Việt Trì – Phú Thọ.
Hành trình về nguồn của NTK áo dài Đỗ Trịnh Hoài Nam và học trò ảnh 6
Tại đây, NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam đã chia sẻ tình yêu thương đối với các em nhỏ kém may mắn trong cuộc đời khi sinh ra không có một gia đình đầy đủ.
Hành trình về nguồn của NTK áo dài Đỗ Trịnh Hoài Nam và học trò ảnh 7
Anh mong muốn được giúp đỡ các em có một hành trang bước vào đời. NTK trao đổi với ban giám đốc làng trẻ em SOS về ý định sẽ dạy nghề miễn phí cho những học sinh yêu thích ngành thời trang để các em có một kiến thức và tay nghề để có thể tự nuôi sống bản thân bằng nghề thời trang.
Hành trình về nguồn của NTK áo dài Đỗ Trịnh Hoài Nam và học trò ảnh 8
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng” – xin mượn câu hát trong bài hát của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn để tạm kết bài viết này, “để gió cuốn đi”, để lan tỏa những tấm lòng thơm thảo tạo những giá trị cho đời, như mong muốn của NTK trẻ Đỗ Trịnh Hoài Nam.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lá bài cuối cùng

GD&TĐ - Sau hơn một năm xung đột dữ dội, cả dải đất Gaza gần như đã bị biến thành đống đổ nát và trở thành một cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ.