Hàng triệu năm nữa, Trái đất tràn ngập hóa thạch của loài... gà

Tại sao lại vậy? Đơn giản là vì con người đang tiêu thụ một số lượng gà nhiều đến mức hóa thạch của chúng sẽ nhiều hơn mọi dấu hiệu khác của nền văn minh nhân loại.

Hàng triệu năm nữa, Trái đất tràn ngập hóa thạch của loài... gà

Các bằng chứng hóa thạch là một trong những dấu hiệu quan trọng nhất để chúng ta hiểu được những gì đã xảy ra trong quá khứ. Nhờ hóa thạch, chúng ta biết rằng hàng triệu năm trước Trái đất bị thống trị bởi khủng long.

Cũng nhờ hóa thạch, chúng ta biết có những sự kiện địa chất khiến khủng long phải tuyệt chủng.

Bi hài kịch: Hàng triệu năm nữa, người đời sau sẽ hiểu rằng Trái đất đang bị thống trị bởi... loài gà - Ảnh 1.

Vậy cũng có thể hiểu rằng trong hàng triệu năm kế tiếp, các thế hệ tiếp theo cũng có thể dựa vào hóa thạch để biết về nền văn minh mà con người đã từng có. Nhưng không nhé! Theo một nghiên cứu mới đây thì nếu chỉ dựa vào hóa thạch, người đời sau sẽ thấy được một sự thật phũ phàng: Trái đất được thống trị bởi... loài gà.

Tại sao? Bởi lẽ nghiên cứu từ ĐH Leicester (Anh Quốc) đã chỉ ra rằng chúng ta đang tiêu thụ một lượng gà nhiều khủng khiếp.

Cụ thể thì trên thế giới mỗi năm có khoảng 60 tỉ con gà bị lên đĩa. Con số này lớn gấp 3 lần so với tổng số lượng các loài chim trên Trái đất. Nhưng điều quan trọng hơn là xương gà sẽ được chôn tại các bãi rác trong điều kiện yếm khí, và vì thế trở nên cực kỳ thuận lợi để hóa thạch.

Bi hài kịch: Hàng triệu năm nữa, người đời sau sẽ hiểu rằng Trái đất đang bị thống trị bởi... loài gà - Ảnh 2.

Và với 22 tỉ con gà đang hiện vẫn đang sống, lượng hóa thạch từ xương gà sau này sẽ nhiều vượt trội so với con người.

Bi hài kịch: Hàng triệu năm nữa, người đời sau sẽ hiểu rằng Trái đất đang bị thống trị bởi... loài gà - Ảnh 3.

Xương đùi của gà thịt (trái) và gà rừng thời xưa (phải).

Theo Carys Bennett, tác giả của nghiên cứu, thì từ giữa thế kỷ 20 đến nay số lượng gà nuôi tính theo cân nặng đã tăng gấp 5 lần. Tại châu Âu, số gà được nuôi vào năm 2009 lớn hơn tổng số lượng của 144 loài chim đông nhất thế giới. Và dù các dấu hiệu văn minh của loài người như dầu mỏ hay rác nhựa vẫn còn đó, thì xương gà vẫn sẽ nổi trội hơn.

Bennett và các cộng sự đã thử nghiên cứu về hình thái, cấu trúc xương, và di truyền của loài gà hiện nay so với tổ tiên của chúng. Họ nhận ra rằng trong thế Anthropocene - thế địa chất loài người đang tồn tại - có sự thay đổi đặc biệt lớn về số lượng của gà. Gene của gà cũng đã đột biến, với tần suất gấp 2 lần chỉ trong vòng 50 năm trở lại đây.

"Gà công nghiệp hiện nay sẽ không thể tồn tại nếu thiếu sự can thiệp của con người. Nhưng tổng số lượng của chúng thì lớn hơn nhiều lần các loài chim khác trên thế giới," - Bennett chia sẻ.

"Dựa trên sự phân bổ của gà ở phạm vi toàn cầu, thì gà sẽ trở thành dấu hiệu rõ ràng nhất để mô tả về thế Anthropocene trong tương lai".

Được biết, con người đã thuần hóa và nuôi dưỡng gà vào giai đoạn 8000 năm về trước, từ những con gà rừng ở châu Á. Loài vật này từng có độ phủ trên toàn châu lục, nhưng sau đó được lai tạo với một số giống khác để tạo ra loài gà chúng ta vẫn mua trong siêu thị ngày nay.

Theo Ttvn.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Quy về thang điểm chung

GD&TĐ - Việc quy về một thang điểm chung là hoàn toàn khả thi; nếu khó cũng nên làm vì lợi ích chung của cả hệ thống...

Những ký ức trong tim

Những ký ức trong tim

GD&TĐ - Những năm tháng học trò là quãng thời gian đáng nhớ nhất, là lúc ta được trải nghiệm những giây phút vui buồn, với bao nhiêu khoảnh khắc không thể phai nhạt.