Hàng trăm hộ dân ở Hà Tĩnh điêu đứng, uất nghẹn vì 'vỡ hụi'

GD&TĐ - Vụ "vỡ hụi" có dấu hiệu biến tướng lừa đảo ở huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) với số tiền hàng chục tỉ đồng khiến hàng trăm hộ dân rơi vào cảnh điêu đứng.

Phóng viên tiếp nhận phản ánh của những người dân ở xã Kỳ Phong. (Ảnh: Tiến Hiệp)
Phóng viên tiếp nhận phản ánh của những người dân ở xã Kỳ Phong. (Ảnh: Tiến Hiệp)
Hàng trăm người dân ở Kỳ Anh (Hà Tĩnh) điêu đứng vì vỡ hụi biến tướng.

Mới đây, phản ánh đến Báo Giáo dục và Thời đại, hơn 50 tiểu thương kinh doanh buôn bán tại chợ Voi thuộc huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) cho biết, họ bị Hoàng Thị Thảo (SN 1988, trú thôn Tân Giang, xã Kỳ Giang, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) - buôn bán tại chợ Voi, lừa đảo theo hình thức góp hụi biến tướng với số tiền lên đến hàng chục tỷ đồng.

Đáng nói, dù người dân đã trình báo đến cơ quan chức năng, nhưng hơn 6 tháng trôi qua vẫn không được hồi đáp.

Những nạn nhân của vụ góp hụi biến tướng có dấu hiệu lừa đảo đến Văn phòng Báo GD&TĐ Khu vực Bắc Trung Bộ để phản ánh. (Ảnh: Tiến Hiệp)

Những nạn nhân của vụ góp hụi biến tướng có dấu hiệu lừa đảo đến Văn phòng Báo GD&TĐ Khu vực Bắc Trung Bộ để phản ánh. (Ảnh: Tiến Hiệp)

Bi kịch vì mắc bẫy kẻ lừa đảo

Từ phản ánh của người dân, ngày 2/7, chúng tôi đã về các xã Kỳ Bắc, Kỳ Phong (huyện Kỳ Anh) để tìm hiểu thực hư sự việc.

Vợ chồng bà Lê Thị Vân (SN 1957) và ông Lê Văn Bằng (SN 1955, trú thôn Hòa Bình, xã Kỳ Phong) làm nghề buôn bán rau.

Hàng ngày, ông Bằng chở bà Vân đi nhập hàng về, rồi để vợ ngồi bán lẻ ở chợ Voi kiếm đôi đồng tiền lời.

Còn ông Bằng phải về nhà chăm sóc người con là anh Lê Văn Thành (SN 1988) bị tâm thần và chất độc da cam phải nhốt riêng trong phòng, vệ sinh tại chỗ.

Hàng ngày, vợ đi bán rau ở chợ còn ông Bằng phải ở nhà chăm người con bệnh tật. (Ảnh: Vũ Long)

Hàng ngày, vợ đi bán rau ở chợ còn ông Bằng phải ở nhà chăm người con bệnh tật. (Ảnh: Vũ Long)

Cách đây ít năm, anh Thành bị thêm bệnh sa trực tràng dẫn đến việc cứ đi vệ sinh thường xuyên, nguy hiểm đến tính mạng.

Thương con, vợ chồng ông Bằng đã đi vay mượn khắp nơi để đưa con ra Hà Nội cứu chữa nhưng số tiền gom góp chẳng đáng là bao.

Cho đến khi gặp Thảo (cửa hàng của Thảo đối diện nhà ông Bằng), vợ chồng bà Vân như gặp được vị “cứu tinh”.

Thảo khuyên vợ chồng ông Bằng góp "hụi" cho cô ta, đảm bảo sau một thời gian sẽ có khoản tiền lớn đưa anh Thành đi điều trị.

Nghe lời ngon ngọt của Thảo, vợ chồng ông Bằng như “chết đuối vớ được cọc”, nên số tiền lời hàng ngày từ những bó rau được vài ba chục ngàn đồng vợ chồng ông cứ góp đưa cho Thảo hết.

Nhìn con bệnh tình ngày càng trở nặng mà tiền gom góp, vay mượn bị Thảo lừa hết khiến vợ chồng ông Bằng uất nghẹn. (Ảnh: Tiến Hiệp)

Nhìn con bệnh tình ngày càng trở nặng mà tiền gom góp, vay mượn bị Thảo lừa hết khiến vợ chồng ông Bằng uất nghẹn. (Ảnh: Tiến Hiệp)

“Vì chị ta quy định số tiền góp tối thiểu 100.000 đồng/ngày, ngày nào cũng phải góp, tiền lãi từ những bó rau không ăn thua nên hầu như chúng tôi phải vay mượn thêm để đóng cho Thảo. Thậm chí là phải trích từ tiền chế độ chất độc da cam của con để đóng hụi”, ông Bằng chua xót nói.

Đầu năm 2023, đến hạn rút số tiền hơn 100 triệu đồng mà vợ chồng ông Bằng đã góp cho Thảo. Tuy nhiên, mỗi lần tìm gặp, Thảo đều tìm lý do để lảng tránh.

Từ chỗ góp cho Thảo, đến nay vợ chồng ông Bằng phải cầu xin, thậm chí nhờ cả công an vào cuộc nhưng tất cả đều không có kết quả.

Theo phản ánh của những nạn nhân của Thảo, sau khi bị lừa số tiền lớn, cuộc sống của họ đã rơi vào bi kịch. (Ảnh: Tiến Hiệp).

Theo phản ánh của những nạn nhân của Thảo, sau khi bị lừa số tiền lớn, cuộc sống của họ đã rơi vào bi kịch. (Ảnh: Tiến Hiệp).

“Từ ngày Thảo tuyên bố vỡ nợ, không trả lại tiền, vợ chồng chúng tôi như sụp đổ. Đã nhiều lần nhờ chính quyền địa phương, công an can thiệp nhưng Thảo vẫn không trả cho chúng tôi đồng nào. Giờ con bệnh tình càng nặng, vợ chồng già yếu, cứ nghĩ đến việc bị Thảo lừa mà uất nghẹn lắm”, ông Bằng ấm ức nói.

Tương tự, chị Nguyễn Thị Trinh (SN 1996, xã Kỳ Bắc) cho biết, vợ chồng chị có kế hoạch sinh con vào năm nay. Nên khi nghe lời “dụ dỗ” của Thảo, chị Trinh đã đồng ý góp ngày 100.000 - 200.000 đồng để có khoản tiền cho việc sinh con.

Thế nhưng đến nay, sắp tới thời gian sinh, nhưng số tiền theo tính toán của chị Trinh đã góp cho Thảo hơn 34 triệu đồng không còn cơ hội lấy lại.

“Từ khi biết Thảo vỡ nợ, tôi không dám nói với chồng. Đến khi sự việc tỏ tường, vợ chồng thường xuyên lục đục tình cảm. Nay bụng mang dạ chửa, sắp đến ngày sinh mà rơi vào cảnh như này khiến tôi chán nản, suy sụp”, chị Trinh chia sẻ.

Không riêng vợ chồng ông Bằng, gia đình chị Trinh, mà trước màn kịch do Thảo dựng nên, hàng trăm tiểu thương ở nhiều xã trên địa bàn huyện Kỳ Anh cũng rơi vào cảnh tương tự.

Từ bà bán rau cho đến các tiểu thương và rất nhiều người khác đều “dính bẫy” của Thảo, nay phải uất ức chua xót.

Theo phản ánh của người dân, ngoài hơn 50 hộ viết đơn cầu cứu tới các cơ quan chức năng, có đến hàng trăm hộ dân bị Thảo lừa đảo với số tiền vài chục đến hàng trăm triệu, thậm chí gần vài tỷ đồng/người.

Biến tướng góp "hụi" để lừa đảo?

Hàng chục người dân đi tìm Thảo ở chợ Voi để tìm cách giải quyết vào sáng 2/7. (Ảnh: Tiến Hiệp)

Hàng chục người dân đi tìm Thảo ở chợ Voi để tìm cách giải quyết vào sáng 2/7. (Ảnh: Tiến Hiệp)

Theo phản ánh của hàng chục nạn nhân, do cùng quen biết khi buôn bán tại chợ Voi (huyện Kỳ Anh), từ năm 2018, Hoàng Thị Thảo nhiều lần đặt vấn đề về việc huy động hàng trăm tiểu thương tham gia vào các dây "hụi" do bà Thảo đứng chủ với cam kết trả tiền và lãi sòng phẳng.

Quá trình quen biết, bà Thảo luôn tỏ ra là người có kinh tế dư dả và thân thiện với mọi người. Tin lời “đường mật” của Thảo, rất đông người dân đã tham gia vào các dây "hụi" do Thảo làm chủ.

Để người dân tin tưởng, Thảo cấp cho "con hụi" mỗi người một quyển hóa đơn ghi ngày tháng nộp tiền, tiền lãi rõ ràng. (Ảnh: Tiến Hiệp)
Để người dân tin tưởng, Thảo cấp cho "con hụi" mỗi người một quyển hóa đơn ghi ngày tháng nộp tiền, tiền lãi rõ ràng. (Ảnh: Tiến Hiệp)

Khi lôi kéo được hàng trăm người tham gia, Thảo lập rất nhiều dây hụi, mỗi dây có 10 người, những người tham gia phải góp cho Thảo với số tiền ít nhất 100.000 đồng/ngày. Lãi suất hàng tháng trả cho những người tham gia do Thảo quyết định. Thời gian góp trong vòng 10 tháng, một tháng mở hụi một lần.

Cam kết là thế nhưng quy trình “hốt” hụi không công khai mà cũng do Thảo tự quyết định. Do đó, những người tham gia không biết ai là người được “hốt” hụi của mỗi kỳ.

“Khi kỳ góp hụi kết thúc theo chu kỳ 10 tháng, chúng tôi yêu cầu trả tiền hụi, Thảo dùng những lời lẽ ngon ngọt rủ chúng tôi tiếp tục tham gia hoặc cho Thảo vay lại số tiền hụi. Vì tin tưởng Thảo, chúng tôi không lấy tiền hụi mà tiếp tục tham gia vào dây hụi khác hoặc cho Thảo vay lại”, anh Văn Anh Quang (xã Kỳ Bắc, huyện Kỳ Anh) nói.

Hơn 50 tiểu thương - nạn nhân của Thảo tập trung phản ánh sự việc vào sáng 2/7. (Ảnh: Tiến Hiệp)

Hơn 50 tiểu thương - nạn nhân của Thảo tập trung phản ánh sự việc vào sáng 2/7. (Ảnh: Tiến Hiệp)

Cũng theo anh Quang, đến đầu năm 2023, nhiều người tham gia đã liên hệ Thảo để lấy tiền hụi, rút hụi hoặc yêu cầu Thảo trả khoản tiền đã vay thì Thảo hứa hẹn lần này đến lần khác rồi tuyên bố vỡ nợ và không thực hiện trả tiền cho người tham gia như đã cam kết.

Cũng theo những người dân, từ ngày Thảo thông báo vỡ nợ, nhiều lần các nạn nhân đến tìm Thảo để đòi tiền hoặc gặp gỡ để bàn bạc phương án cụ thể nhưng Thảo đều trốn.

Thậm chí, nhiều lần gặp trực tiếp Thảo còn đe dọa, thách thức nạn nhân.

Như sáng 2/7, thời điểm chúng tôi có mặt, hơn 50 tiểu thương đã tìm, cố gắng liên hệ với Thảo để làm rõ sự việc. Tuy nhiên, mọi cố gắng liên hệ với Thảo đều bất thành.

Bà Lê Thị Lan (xã Kỳ Bắc, huyện Kỳ Anh) – một nạn nhân bị Thảo lừa hơn 200 triệu đồng cho hay: “Sau khi tuyên bố vỡ nợ, Thảo vẫn bình thản đi ăn sáng, cà phê, chơi thể thao, buôn bán tại chợ… nhưng mỗi lần chúng tôi đến tìm gặp thì Thảo đều trốn biệt tăm. Mấy ngày nay chị ta đang ở đây, thế nhưng hôm nay biết chúng tôi đi tìm chị ta lại tiếp tục trốn”.

Người dân tiếp tục gửi đơn cầu cứu đến các cơ quan chức năng ở Hà Tĩnh. (Ảnh: Tiến Hiệp)

Người dân tiếp tục gửi đơn cầu cứu đến các cơ quan chức năng ở Hà Tĩnh. (Ảnh: Tiến Hiệp)

Theo phản ánh của người dân, sau khi Thảo tuyên bố vỡ nợ và có dấu hiệu lừa đảo, từ đầu năm 2023 đến nay, nhiều lần người dân đã trình báo, tố cáo Thảo đến cơ quan chức năng, Công an huyện Kỳ Anh… Nhưng nhiều tháng trôi qua, họ đều không nhận được câu trả lời nào từ cơ quan có thẩm quyền.

Trao đổi với phóng viên, các cán bộ Công an xã Kỳ Bắc, xã Kỳ Phong cũng thừa nhận đã nắm được sự việc từ đầu năm 2023, cũng đã tiếp nhận trình báo. Nhưng vì không có thẩm quyền xử lý nên đã báo cáo lên Công an huyện.

Tuy nhiên, thời gian qua, việc điều tra, xử lý vụ việc thế nào, những cán bộ này không nắm được.

Báo Giáo dục và Thời đại sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.