Hàng trăm cây sâm Ngọc Linh của người dân bị mất trộm

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Cơ quan chức năng điều tra, truy tìm thủ phạm trộm hàng trăm cây sâm Ngọc Linh từ 4 đến 10 năm tuổi của người dân huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum).

Vườn sâm Ngọc Linh của người dân 4 xã ở huyện Tu Mơ Rông bị mất trộm.
Vườn sâm Ngọc Linh của người dân 4 xã ở huyện Tu Mơ Rông bị mất trộm.

Ngày 28/2, thông tin từ UBND huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) cho biết, Công an đang điều tra, làm rõ vụ người dân mất trộm cây sâm Ngọc Linh.

Trước đó, lợi dụng dịp Tết nguyên đán, kẻ gian đã đột nhập vào vườn sâm của người dân xã Đăk Na, Đăk Sao, Tê Xăng, Ngọc Lây (huyện Tu Mơ Rông) để trộm cắp.

Nhận được tin báo, UBND huyện Tu Mơ Rông thành lập đoàn liên ngành kiểm tra hiện trường, thống kê thiệt hại.

UBND huyện cũng chỉ đạo Công an huyện nhanh chóng vào cuộc điều tra, làm rõ trường hợp thực hiện hành vi trộm cắp, qua đó xử lý nghiêm để răn đe.

Thống kê ban đầu, có hơn 800 cây sâm từ 4 đến 10 năm tuổi của người dân 4 xã bị mất.

Để ngăn chặn tình trạng trộm cắp tái diễn, UBND huyện vận động người dân thay nhau túc trực trên vườn 24/24 giờ và lắp đặt camera ở những nơi đảm bảo điều kiện.

Theo tìm hiểu, cây sâm Ngọc Linh là một trong những loại dược liệu quý nên được mệnh danh là Quốc bảo của Việt Nam. Cây sinh trưởng và phát triển dưới tán rừng tự nhiên có độ che phủ tối thiểu 70% và độ cao từ 1.200 - 2.500 m. Do chứa nhiều hoạt chất bổ dưỡng và rất quý hiếm nên sâm Ngọc Linh có giá dao động từ 150 – 300 triệu đồng/kg.

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ

Ảnh: Quốc Bình

Đu đủ là vừa!

GD&TĐ - Trước khi trời đổ mưa rào giao mùa Xuân sang Hạ, chị liền hối đứa nhỏ bắc ghế hái những quả đu đu đã lớn hết cỡ, vỏ ngả ương ương.
Đau đầu hay nhức đầu là tình trạng rất phổ biến, có thể gặp phải ở bất cứ nhóm tuổi nào. Ảnh minh họa: INT

Đi tìm nguyên nhân gây bệnh đau đầu

GD&TĐ - Có hai nhóm nguyên nhân chính gây đau đầu là nguyên phát và thứ phát, trong đó, đau đầu nguyên phát chiếm 90% và là cơn đau do bệnh lý cụ thể gây ra.
Sóng nước biển Đông. Ảnh: Bình Thanh

Gửi tới Trường Sa

GD&TĐ - Trong những ngày đầu tháng Tư, mẹ bắt đầu chuyến công tác xa nhà dài ngày, nửa tháng trước, mẹ đã thông báo tới chúng con đôi điều về chuyến công tác.