Hàng nghìn người tham gia Lễ hội Khai Hạ xứ Mường

GD&TĐ - Ngày 17/2, Lễ hội Khai Hạ dân tộc Mường khai mạc tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình thu hút hàng nghìn người dân và du khách tham dự.

Phần lễ Khai Hạ với nghi thức rước kiệu Quốc Mẫu Hoàng Bà.
Phần lễ Khai Hạ với nghi thức rước kiệu Quốc Mẫu Hoàng Bà.

Tới dự lễ hội có ông Nguyễn Phi Long - Bí thư tỉnh ủy; ông Bùi Văn Khánh - Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình cùng các lãnh đạo sở, ban ngành địa phương.

Khai Hạ là lễ hội dân gian truyền thống lớn nhất của người Mường, trở thành nét sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng không thể thiếu trong mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

Hàng nghìn người dân đến xem lễ hội.

Hàng nghìn người dân đến xem lễ hội.

Ông Bùi Văn Tinh, Chủ tịch UBND huyện Tân Lạc cho biết, việc tổ chức lễ hội là dịp để người dân xứ Mường bày tỏ lòng kính trọng các vị thần đã lập Mường. Đồng thời cầu cho một năm mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu; vạn vật sinh sôi phát triển, cuộc sống tốt đẹp, bình yên, hạnh phúc.

Theo ông Tinh, lễ hội Khai Hạ năm nay được tổ chức quy mô lớn với những nghi lễ công phu và nhiều chương trình đặc biệt như: Dấng chiêng (diễn xướng gọi hồn chiêng) của các nghệ nhân; Hòa tấu chiêng Mường với hơn hàng trăm diễn viên và nghệ nhân chiêng Mường; Nghi thức xuống đồng đi cày đầu xuân…

Đoàn rước kiệu từ Miếu thờ xóm Lũy Ải ra sân vận động xã Phong Phú để khai mạc lễ hội.

Đoàn rước kiệu từ Miếu thờ xóm Lũy Ải ra sân vận động xã Phong Phú để khai mạc lễ hội.

Trước ngày khai hội (hai ngày 15, 16/2) trong khuôn khổ Lễ hội đã diễn ra nhiều hoạt động đặc sắc. Có hàng trăm gian hàng trưng bày các sản vật địa phương như: Trưng bày hoa quả, đồ dùng đan lát thủ công truyền thống, nhạc cụ dân tộc, các trò chơi dân gian...

Đây là dịp để người Mường giao lưu, gặp gỡ, thắt chặt thêm tình đoàn kết cộng đồng. Cùng với đó, thu hút du khách muôn phương về vui hội và tìm hiểu nét sinh hoạt văn hóa đậm đà bản sắc của đồng bào dân tộc Mường ở Hòa Bình.

Ông Nguyễn Phi Long đánh trống Khai mạc lễ hội.

Ông Nguyễn Phi Long đánh trống Khai mạc lễ hội.

Bà Đào Thị Nhung, du khách đến từ Hà Nội chia sẻ: "Tôi đến xem lễ hội từ rất sớm. Được tận mắt chứng kiến lễ dâng hương và các tiết mục văn nghệ truyền thống của người Mường, tôi thấy rất vui. Thật không uổng chuyến đi du Xuân này".

Lễ hội Khai Hạ của người Mường là di sản thứ tư của tỉnh Hòa Bình được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao bằng công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là niềm tự hào của nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình, của người dân 4 Mường: Bi, Vang, Thàng, Động.

Cấy lúa là một trong những hoạt động diễn ra trong khuôn khổ lễ hội.

Cấy lúa là một trong những hoạt động diễn ra trong khuôn khổ lễ hội.

Lễ hội Khai Hạ gắn liền với nền sản xuất nông nghiệp lúa nước, mang nhiều dấu ấn của nền văn minh Việt cổ. Cùng với đó là ý nghĩa tôn kính các vị thần linh, tưởng nhớ những người đã có công lập đất, lập Mường; cầu mong vạn vật phát triển thuận lợi, mùa màng bội thu.

Với những giá trị độc đáo đó, Lễ hội đã góp phần hun đúc tâm hồn, tình cảm và ý chí, khát vọng vươn lên, xây đắp cuộc sống ấm no, hạnh phúc của người Mường.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...