back

Báo Giáo dục và Thời đại Online E-magazine

Ngày 25/1 (mùng 4 Tết), người dân làng Đồng Kỵ (Từ Sơn, Bắc Ninh) mở hội rước pháo, cầu mong một năm làm ăn phát tài, gặp nhiều may mắn.

Hội rước pháo làng Đồng Kỵ từ lâu đã trở nên nổi tiếng khắp cả nước và được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Theo dân gian truyền lại, thời vua Hùng có ông Cương Công, con trai ông Kinh Bắc quận vương, có công dẹp giặc Xích Quỷ, được vua phong là Thiên Cương. Trên đường dẹp giặc, Thiên Cương đã về Đồng Kỵ tuyển quân chọn tướng. Vào ngày mùng 4 tháng Giêng, ông ra lệnh xuất quân đánh giặc.
Theo dân gian truyền lại, thời vua Hùng có ông Cương Công, con trai ông Kinh Bắc quận vương, có công dẹp giặc Xích Quỷ, được vua phong là Thiên Cương. Trên đường dẹp giặc, Thiên Cương đã về Đồng Kỵ tuyển quân chọn tướng. Vào ngày mùng 4 tháng Giêng, ông ra lệnh xuất quân đánh giặc.
Thiên Cương chia quân làm 4 tốp và giao cho 4 tướng chỉ huy. Trong buổi xuất quân, mọi người tổ chức đốt pháo hò reo, tạo không khí náo nhiệt, hào hùng để động viên quân sĩ. Khi dẹp giặc xong, Thiên Cương trở về Đồng Kỵ mở hội ăn mừng.
Thiên Cương chia quân làm 4 tốp và giao cho 4 tướng chỉ huy. Trong buổi xuất quân, mọi người tổ chức đốt pháo hò reo, tạo không khí náo nhiệt, hào hùng để động viên quân sĩ. Khi dẹp giặc xong, Thiên Cương trở về Đồng Kỵ mở hội ăn mừng.
Để nhớ ơn Thiên Cương, làng Đồng Kỵ thờ đức Thiên Cương làm thần hoàng làng tại đình và hàng năm mở hội thi đốt pháo, tái hiện ngày Thiên Cương ra lệnh xuất quân đánh giặc.
Để nhớ ơn Thiên Cương, làng Đồng Kỵ thờ đức Thiên Cương làm thần hoàng làng tại đình và hàng năm mở hội thi đốt pháo, tái hiện ngày Thiên Cương ra lệnh xuất quân đánh giặc.
Mùng 4 là lễ rước pháo ra đình để hội quân, sau lễ thờ Thành hoàng làng là phần hấp dẫn nhất của lễ hội là đốt 4 quả pháo (để khích lệ tinh thần quân lính xưa kia). Do pháo quá lớn dễ gây nguy hiểm nên hiện nay, theo quyết định của chính phủ về cấm đốt pháo năm 1994, các hình thức của lễ hội đã thay đổi ít nhiều, không còn hội đốt pháo nữa. Pháo hiện tại cũng chỉ là pháo giả dùng cho lễ hội.
Mùng 4 là lễ rước pháo ra đình để hội quân, sau lễ thờ Thành hoàng làng là phần hấp dẫn nhất của lễ hội là đốt 4 quả pháo (để khích lệ tinh thần quân lính xưa kia). Do pháo quá lớn dễ gây nguy hiểm nên hiện nay, theo quyết định của chính phủ về cấm đốt pháo năm 1994, các hình thức của lễ hội đã thay đổi ít nhiều, không còn hội đốt pháo nữa. Pháo hiện tại cũng chỉ là pháo giả dùng cho lễ hội.
Hai quả pháo được làm bằng gỗ, sơn son thếp vàng, dài 6m, đường kính hơn 60cm. Thân pháo chạm trổ hình long, lân, quy, phượng với mong muốn năm mới mưa thuận gió hòa.

Hai quả pháo được làm bằng gỗ, sơn son thếp vàng, dài 6m, đường kính hơn 60cm. Thân pháo chạm trổ hình long, lân, quy, phượng với mong muốn năm mới mưa thuận gió hòa.

Hàng trăm người tham gia lễ rước kéo dài chừng hai tiếng, trải qua nhiều nghi thức từ nhà trưởng đám đến đình làng.
Hàng trăm người tham gia lễ rước kéo dài chừng hai tiếng, trải qua nhiều nghi thức từ nhà trưởng đám đến đình làng.
Lễ hội là dịp để dân làng bày tỏ lòng biết ơn với Đức Thánh Thiên Cương. Trên cơ sở kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của quê hương, những nghi lễ truyền thống.
Lễ hội là dịp để dân làng bày tỏ lòng biết ơn với Đức Thánh Thiên Cương. Trên cơ sở kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của quê hương, những nghi lễ truyền thống.
Đúng 9h, hai quả pháo được rước quanh làng.
Đúng 9h, hai quả pháo được rước quanh làng.
Khoảng 11h, hai quả pháo được rước vào đình làng trong sự hò reo của nhiều người.

Khoảng 11h, hai quả pháo được rước vào đình làng trong sự hò reo của nhiều người.

Người rước pháo phải từ 35 tuổi trở lên.

Người rước pháo phải từ 35 tuổi trở lên.

Hàng năm, làng sẽ chọn 4 người đến tuổi 50 ở mỗi giáp làm 4 vị tướng xuất quân đánh giặc (quan đám đỏ).
Hàng năm, làng sẽ chọn 4 người đến tuổi 50 ở mỗi giáp làm 4 vị tướng xuất quân đánh giặc (quan đám đỏ).
Mỗi vị tướng sẽ có trách nhiệm tổ chức quân cũng như làm ra một quả pháo.

Mỗi vị tướng sẽ có trách nhiệm tổ chức quân cũng như làm ra một quả pháo.

Sau hội đốt pháo sẽ là lễ xuất quân. Các ông đám sẽ được công trên vai bởi những chàng trai đang độ sung sức làm động tác múa như muốn cổ động tinh thần quân lính và như chào tạm biệt nhân dân đi đánh giặc.
Sau hội đốt pháo sẽ là lễ xuất quân. Các ông đám sẽ được công trên vai bởi những chàng trai đang độ sung sức làm động tác múa như muốn cổ động tinh thần quân lính và như chào tạm biệt nhân dân đi đánh giặc.
Họ được các thanh niên cởi trần, mặc quần đùi đỏ tung hô và giữ chắc ở trên cao.

Họ được các thanh niên cởi trần, mặc quần đùi đỏ tung hô và giữ chắc ở trên cao.

Quan đám khăn đóng giả gái mua vui cho mọi người. Vị quan đám nào được giữ đứng lâu nhất sẽ là người chiến thắng. Tiêu chuẩn lựa chọn 4 ông quan đám: Người 51 tuổi, gia đình văn hóa, con cái thành đạt.

Quan đám khăn đóng giả gái mua vui cho mọi người. Vị quan đám nào được giữ đứng lâu nhất sẽ là người chiến thắng. Tiêu chuẩn lựa chọn 4 ông quan đám: Người 51 tuổi, gia đình văn hóa, con cái thành đạt.

Đây là một phong tục hay vẫn đang được duy trì và phát huy tại Đồng Kỵ,

Đây là một phong tục hay vẫn đang được duy trì và phát huy tại Đồng Kỵ,

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.