hang động 30 triệu năm tuổiđẹp long lanh từ loài sinh vật phát quang

Một loài sinh vật phát quang đặc biệt đã tạo ra một khung cảnh như thiên đường ánh sáng trong một hang động đá vôi tại New Zealand.
Vẻ đẹp lộng lẫy của hang động khi màn đêm buông xuống.
Vẻ đẹp lộng lẫy của hang động khi màn đêm buông xuống.

Hang động đá vôi 30 triệu năm tuổi tại New Zealand đang thu hút sự chú ý của nhiều du khách thăm quan bởi vẻ đẹp lộng lẫy và huyền ảo khi màn đêm buông xuống.

Hiện tượng đặc biệt này là do một loài sinh vật kì lạ có khả năng phát quang trong bóng đêm tạo ra. Chúng có tên khoa học là Arachnocampa Luminosa hay còn biết đến là loài “đom đóm New Zealand ” hay “trùng sáng”.

Loài sinh vật này cũng sinh sống trong hang động đá vôi lên tới 30 triệu năm. Đặc biệt, bạn sẽ không thể tìm thấy “đom đóm New Zealand” ở một địa điểm thứ hai trên thế giới.

Bởi chúng chỉ sinh sống và tồn tại trong các hang động thuộc khu vực đảo Bắc của New Zealand. Loài sinh vật đặc biệt này có khả năng tự phát sáng trong bóng đêm do cơ thể của chúng có chứa nhiều tế bào huỳnh quang như ở loài đom đóm.

Chiem nguong thien duong long lanh trong hang dong 30 trieu nam tuoi - Anh 2

Loài côn trùng đặc biệt này chỉ sinh sống tại duy nhất tại đây.

Chúng thường sinh sống ở khu vực phía trên của hang động bởi nơi đó có độ ẩm cao và là địa hình lí tưởng để ẩn nấp. Arachnocampa Luminosa sẽ tụ tập thành từng nhóm với số lượng lên tới vài trăm cá thể trong một bầy.

Đặc biệt, loài côn trùng này phát quang nhằm thu hút sự chú ý của các con mồi để sa vào lưới tơ trong các ngóc ngách nơi chúng ẩn náu.

Chiem nguong thien duong long lanh trong hang dong 30 trieu nam tuoi - Anh 3

Thiên đường đầy sao như trong những câu chuyện cổ tích.

Khi bóng đêm bao trùm sự sống trong hang động, “đom đóm New Zealand” sẽ phát ra những đốm sáng màu xanh huyền ảo phủ kín mọi ngóc ngách trên các vách đá.

Cả hang động sẽ khoác lên mình một vẻ đẹp lộng lẫy, huyền bí ngập tràn ánh sáng và sắc màu. Nó giống như một thiên đường đầy sao trong các câu chuyện cổ tích tuyệt đẹp.

Theo ĐS&PL/tinnhanhonline.vn
ThS Nguyễn Trọng Minh - Giám đốc Công ty CP Công nghệ GRAC giới thiệu về công nghệ tại hội thảo.

Quản lý rác thải bằng công nghệ số

GD&TĐ - Thay vì quản lý và thu gom rác cách truyền thống, có thể ứng dụng CN 4.0 xây dựng mạng lưới quản lý và thanh toán online bằng phần mềm Grac.
ThS Nguyễn Hoài Phong giới thiệu đồng hồ nước thông minh.

Hệ thống đo lường nước thông minh

GD&TĐ - Hệ thống đo lường nước thông minh là giải pháp cải tiến công nghệ do các nhà khoa học Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TPHCM) phát triển.
Nhóm sinh viên ngành Kỹ thuật Nhiệt và TS Lê Kiều Hiệp giảng viên hướng dẫn, nhận phần thưởng cho đề tài nghiên cứu. Ảnh: TG

Sinh viên Bách khoa lan tỏa lối sống xanh

GD&TĐ - Bằng kiến thức đa ngành cùng cách tiếp cận mới, các nghiên cứu khoa học của sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội đã hướng đến bảo vệ môi trường.
Sản phẩm quả cam của nhóm nghiên cứu thực hiện.

Phân ure nhả chậm made in Việt Nam

GD&TĐ - Đề tài đã mở ra hướng sử dụng nguồn phụ phẩm, nguyên liệu trong nước để sản xuất phân ure nhả chậm nói riêng và phân bón nhả chậm nói chung.
Robot Valkyrie sẽ trải qua một thử nghiệm mới ở Australia với tư cách là người chăm sóc từ xa. Ảnh: NASA

Ra mắt robot thế hệ mới

GD&TĐ - Công ty khởi nghiệp về robot Apptronik (Mỹ) đang triển khai dự án robot xử lý những công việc 'buồn tẻ, bẩn thỉu và nguy hiểm' thay con người.