Hàng chục nạn nhân 'ôm trái đắng' vì trót tin lời 'thánh nổ'

GD&TĐ - Lã Thị Nguyên “nổ” với các đồng nghiệp rằng, mình có nhiều mối quan hệ tốt nên có thể “chạy việc” vào nhiều vị trí để lừa đảo chiếm đoạt tiền tỷ của nhiều người.

Bị cáo Lã Thị Nguyên tại phiên tòa xét xử.
Bị cáo Lã Thị Nguyên tại phiên tòa xét xử.

Ngày 4/7, TAND TP. Hà Nội mở phiên tòa xét xử bị cáo Lã Thị Nguyên (51 tuổi, ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tuyên phạt nữ bị cáo này mức án 13 năm tù giam về tội danh trên.

Theo cáo trạng, bà Nguyễn Thị L. (51 tuổi, trú tại huyện Đông Anh, Hà Nội) có quen biết với Lã Thị Nguyên. Trong những lần gặp gỡ, trò chuyện, Nguyên giới thiệu có mối quan hệ, có khả năng xin việc, xin thi đỗ công chức, viên chức...

Nguyên nói với bà L. nếu có người quen nào có nhu cầu thì giới thiệu cho mình. Tin tưởng Nguyên, bà L. đã nói lại các thông tin trên cho 10 người quen để họ giao số tiền 1 tỷ đồng nhờ Nguyên xin việc.

Tuy nhiên, sau khi nhận tiền, Nguyên đã chiếm đoạt số tiền trên để chi tiêu cá nhân. Bằng thủ đoạn trên, từ năm 2014-2017, Nguyên đã thực hiện hành vi lừa đảo thông qua việc nhận tiền để xin việc cho 21 trường hợp và chiếm đoạt tổng số tiền hơn 2,2 tỷ đồng.

Bị cáo Lã Thị Nguyên tại phiên tòa xét xử.

Bị cáo Lã Thị Nguyên tại phiên tòa xét xử.

Cáo trạng thể hiện, bản thân Nguyên chỉ là giáo viên tiểu học, không có chức năng, nhiệm vụ, không có khả năng xin việc, xin thi đỗ công chức, viên chức nhưng bằng thủ đoạn gian dối đã lừa nhiều người để chiếm đoạt tiền.

Đến nay, Nguyên đã trả lại cho các bị hại hơn 831 triệu đồng, còn lại hơn 1,4 tỷ đồng nữ bị cáo này không có khả năng chi trả.

Theo cơ quan điều tra, trong vụ án này, một số giáo viên quen biết với bà Nguyên do tin tưởng đồng nghiệp đã nhận tiền của người quen để đưa cho bị cáo nhờ xin việc, “chạy” biên chế ngành giáo dục, y tế cho người quen. Cơ quan điều tra cho rằng, những giáo viên này không cấu thành tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản nên không xử lý.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian