Hàn Quốc và Nhật Bản đưa ra quyết định về thoả thuận trao đổi thông tin tình báo

GD&TĐ - Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản và Hàn Quốc Toshimitsu Motegi và Kang Kyung-wha đã trao đổi quan điểm về việc mở rộng thỏa thuận trao đổi thông tin tình báo (GSOMIA), theo NHK đưa tin.

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Các Bộ trưởng Ngoại giao đã gặp mặt trong khuôn khổ hội nghị các Bộ trưởng G20 tại Nagoya, Nhật Bản. Cuộc họp kéo dài trong 30 phút. Các chi tiết của cuộc thảo luận không được tiết lộ, nhưng, có thể thấy, cuộc họp này nhằm vào các vấn đề cấp bách trong quan hệ song phương như là thỏa thuận trao đổi thông tin tình báo mà theo Hàn Quốc, được cho là sẽ chấm dứt vào nửa đêm ngày thứ Bảy, nhưng trước thời hạn vài giờ đồng hồ, thoả thuận đã được gia hạn. Vấn đề yêu cầu bồi thường của Hàn Quốc đối với các công ty Nhật Bản về những người lao động tại các nhà máy trong thời kỳ chiến tranh vẫn chưa tìm ra hướng giải quyết.

Vào nửa đêm (10:00 tối giờ Hà Nội) Thứ Bảy, hiệu lực của Thỏa thuận trao đổi thông tin tình báo (GSOMIA) đáng ra đã hết hiệu lực, do Seoul từ chối gia hạn do sự hạn chế xuất khẩu của Nhật Bản đối với Hàn Quốc.

Vào tháng 7, Nhật Bản đã hạn chế xuất khẩu sang Hàn Quốc ba nguyên liệu cần thiết cho sản xuất đồ điện tử, vào tháng 8 nước này đã loại Hàn Quốc ra khỏi danh sách các quốc gia được ưu đãi nhất trong ngoại thương. Theo Nhật Bản hành động này được thực hiện bởi vì Hàn Quốc có thể cung cấp hàng hóa sử dụng kép cho Triều Tiên.

Đồng thời, không thể phủ nhận rằng, biện pháp này tuân theo phán quyết của tòa án Hàn Quốc về việc các công ty Nihon Steel, Fujikoshi Corporation và Mitsui Havy Industries cần bồi thường cho người lao động của các nhà máy trong Thế chiến II. Nhật Bản cho rằng họ đã trả toàn bộ tiền bồi thường. Hàn Quốc đã khởi động một vụ kiện trong WTO vào tháng 9 chống lại các hành động của Nhật Bản. Hôm thứ Sáu, Hàn Quốc tuyên bố chấm dứt vụ kiện. Cả hai bên đã sẵn sàng để bắt đầu các cuộc đàm phán ở cấp bộ trưởng về vấn đề gây tranh cãi trong quan hệ kinh tế đối ngoại.

Năm 1965, Nhật Bản đã trả cho Hàn Quốc 500 triệu đô la tiền bồi thường thiệt hại trong chiến tranh, hy vọng rằng bằng cách này, tất cả các mâu thuẫn sẽ được xóa bỏ và chính phủ Hàn Quốc sẽ gửi tiền bồi thường cho các cá nhân. Tuy nhiên, điều này đã không xảy ra, các nạn nhân gần như không nhận được gì, chính phủ đã phân bổ ngân sách cho sự phát triển của nền kinh tế và cơ sở hạ tầng. Các nạn nhân tiếp tục tìm sự công bằng ở toà án, tuy nhiên, Nhật Bản tin rằng nguyên đơn không phải là doanh nghiệp Nhật Bản, mà là chính phủ Hàn Quốc.

Đồng thời, Bộ Kinh tế Nhật Bản nhấn mạnh rằng việc gia hạn thỏa thuận trao đổi thông tin tình báo và việc chấm dứt các vụ kiện trong WTO cũng như chuẩn bị đàm phán về các vấn đề ngoại thương không hề liên quan đến nhau.

Theo Ria.ru

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Sinh viên cần xem xét kỹ các văn bản thông báo học bổng và lựa chọn trung tâm du học chính thống. Ảnh minh họa: Thùy Linh

Học bổng, trao đổi sinh viên: Thật giả khó lường

GD&TĐ - Hứa hẹn học bổng toàn phần, chương trình trao đổi quốc tế hay thậm chí lệnh bắt giữ đều là những chiêu trò lừa đảo ngày càng tinh vi nhắm đến sinh viên, đặc biệt tại các thành phố.

Cuốn sách do nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu biên soạn.

Giai thoại chúa Nguyễn mở đất phương Nam

GD&TĐ - Nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu vừa ra mắt cuốn sách “Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” với những thông tin thú vị.