Hải Vân Quan không còn hoang phế

GD&TĐ - Chiều 24/5, tại di tích Hải Vân Quan (Đèo Hải Vân) tỉnh Thừa Thiên- Huế và thành phố Đà Nẵng đã công bố quyết định và đón nhận bằng xếp hạng di tích quốc gia cho Di tích Hải Vân Quan

Đón bằng xếp hạng di tích quốc gia Hải Vân Quan
Đón bằng xếp hạng di tích quốc gia Hải Vân Quan

Phát biểu trong buổi lễ, bà Đặng Thị Bích Liên - Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhận định, sau nhiều năm bị bỏ hoang và không được quan tâm, đến nay Hải Vân Quan được xếp hạng di tích quốc gia đã cho thấy sự quan tâm của lãnh đạo  tỉnh Thừa Thiên Huế và Thành phố Đà Nẵng, từ đó tạo nên cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện công tác bảo vệ, quản lý, bảo tồn và trùng tu điểm di tích quan trọng này.

Do không được trùng tu gần 100 năm nay di tích này trở nên hoang phế
Do không được trùng tu gần 100 năm nay di tích này trở nên hoang phế 

Cũng tại buổi lễ UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế và UBND TP Đà Nẵng đã thống nhất ký kết Bản ghi nhớ phối hợp thực hiện công tác bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Quốc gia Hải Vân Quan với một số nội dung như: Xây dựng và ban hành quy chế phối hợp quản lý, bảo vệ. Triển khai cắm mốc khoanh vùng bảo vệ theo hồ sơ di tích; dựng biển giới thiệu và bản đồ khoanh vùng bảo vệ di tích...

Hải Vân Quan nằm trên đỉnh đèo Hải Vân thuộc địa phận thị trấn Lăng Cô 9Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế) và phường Hòa Hiệp Bắc (Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng).

Công trình Hải Vân Quan được xây dựng từ đời Trần và được trùng tu vào thời Nguyễn (năm Minh Mạng thứ 7 - 1826). Cửa trông về phủ Thừa Thiên đề ba chữ "Hải Vân Quan", cửa trông xuống Quảng Nam đề "Thiên hạ đệ nhất hùng quan". Một bên góc bảng còn ghi thêm "Minh Mệnh thất niên cát nhân tạo", tức "làm vào ngày tốt năm Minh Mệnh thứ 7" (1826). 

Hai địa phương sẽ tiếp tục cùng nhau thống nhất, phối hợp với các doanh nghiệp nghiệp du lịch để hình thành các tour tuyến, đảm bảo môi trường du lịch an toàn
Hai địa phương sẽ tiếp tục cùng nhau thống nhất, phối hợp với các doanh nghiệp nghiệp du lịch để hình thành các tour tuyến, đảm bảo môi trường du lịch an toàn
 

Nằm ở độ cao 490 m so với mực nước biển, Hải Vân Quan là cụm bố phòng quân sự với nhiều công trình gồm hệ thống thành lũy, nhà kho, trụ sự, pháo đài thần công…

Dưới thời nhà Nguyễn, Hải Vân Quan là cửa ải quan trọng, là cửa ngõ vào kinh đô Huế từ phía Nam. Chính vì vậy, triều Nguyễn đã tập trung lực lượng và vũ khí quy mô ở Hải Vân Quan để trấn giữ.

Đến nay, Hải Vân Quan đã trải qua 189 năm lịch sử (1826 – 2015) với nhiều biến động. Di tích này đã bị chiếm dụng bởi thực dân và đế quốc đồng thời chịu sự tác động rất lớn của bom đạn từ hai cuộc chiến tranh kéo dài hơn hai thập kỷ nên diện mạo thay đổi rất nhiều. Sau năm 1975, Hải Vân Quan tiếp tục xuống cấp trầm trọng do không được quan tâm đúng mức trong một thời gian dài. 

Ông Phan Tiến Dũng - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế - cho biết: Khi được công nhận, hai địa phương sẽ cùng nhau phối hợp bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị Hải Vân Quan với nhiều hoạt động cụ thể:

Triển khai công tác cắm mốc khoanh vùng bảo vệ theo hồ sơ di tích; dựng biển giới thiệu về di tích và bản đồ khoanh vùng bảo vệ di tích. Thành lập tổ công tác liên ngành bảo vệ, phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan của hai địa phương.

Phối hợp chỉ đạo việc lập hồ sơ quy hoạch tổng thể tu bổ, tôn tạo, bảo quản và phục hồi di tích Hải Vân Quan gắn với phát triển du lịch bền vững.

Phối hợp nghiên cứu thăm dò và thám sát khảo cổ các hạng mục công trình, xác định nền móng, kiến trúc, mẫu thức trang trí để tạo cơ sở khoa học, đảm bảo tính chân xác trong việc tu bổ, tôn tạo các yếu tố gốc gắn liền với di tích Hải Vân Quan.

Ngoài ra, hai địa phương sẽ tiếp tục cùng nhau thống nhất, phối hợp với các doanh nghiệp nghiệp du lịch để hình thành các tour tuyến, đảm bảo môi trường du lịch an toàn.

Đưa Hải Vân Quan trở thành điểm thu hút khách tham quan hấp dẫn, là cầu nối quan trọng trong chương trình phát triển du lịch của “ba địa phương - một điểm đến” (Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Hiệu quả là mấu chốt

GD&TĐ - Theo ADB, nhu cầu toàn cầu suy giảm và lãi suất quốc tế cao đã tác động đến tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2023.