Hai tuyến cáp quang biển quốc tế IA, APG đang gặp sự cố

Theo nguồn tin riêng của ICTnews, 2 tuyến cáp quang biển quốc tế IA và APG đã gặp sự cố trong những ngày đầu năm mới 2021, ảnh hưởng nhất định đến chất lượng kết nối Internet Việt Nam đi quốc tế.

Tuyến cáp quang biển quốc tế APG vừa gặp sự cố vào sáng ngày 9/1/2021.
Tuyến cáp quang biển quốc tế APG vừa gặp sự cố vào sáng ngày 9/1/2021.

Chia sẻ với ICTnews vào trưa ngày 9/1/2021, đại diện một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tại Việt Nam cho biết, vào 6h45 sáng nay (9/1), tuyến cáp quang biển Asia Pacific Gateway – APG đã gặp sự cố trên hướng cáp kết nối tới HongKong và Nhật Bản.

Hiện tại, nguyên nhân xảy ra sự cố trên tuyến cáp biển APG chưa được thông báo đến các ISP tại Việt Nam.

Trong khi đó, vào ngày đầu tiên của năm 2021, tuyến cáp quang biển Liên Á (Intra Asia - IA) cũng đã gặp sự cố. Được các hệ thống kỹ thuật ghi nhận vào 12h52 ngày 1/1/2021, sự cố trên tuyến cáp biển IA đã được xác định là do lỗi cáp trên phân đoạn 1, cách khoảng 49 km từ trạm cập bờ tại Singapore của tuyến cáp. Sự cố này gây ảnh hưởng toàn bộ dung lượng kết nối hướng Singapore.

Hiện các ISP tại Việt Nam cũng chưa nhận được kế hoạch sửa chữa, khắc phục sự cố trên hai tuyến cáp biển IA và APG.

IA và APG là hai trong năm tuyến cáp quang biển chiếm phần lớn dung lượng kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế, cùng với ba tuyến cáp biển khác là AAG, AAE-1 và SMW3.

Với tuyến IA, đây là tuyến cáp biển có tổng chiều dài 6.800 km và được đưa vào vận hành từ tháng 11/2009. Tuyến cáp biển này kết nối Singapore, Việt Nam, Philippines, HongKong và Nhật Bản. Cáp IA được đánh giá là tuyến cáp quang quan trọng để trung chuyển lưu lượng đến châu Mỹ và châu Âu cho các khách hàng ở Việt Nam và khu vực.

Được đưa vào vận hành chính thức từ giữa tháng 12/2016, APG có chiều dài khoảng 10.400 km được đặt ngầm dưới biển Thái Bình Dương, có khả năng cung cấp băng thông tối đa lên tới 54 Tbps. Tuyến cáp biển này có điểm kết nối ở Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Cáp APG có sự tham gia đầu tư của các nhà mạng Việt Nam VNPT, Viettel, FPT Telecom, CMC Telecom và được đánh giá là tuyến cáp góp phần mang lại đường truyền ổn định với dung lượng lớn hơn cho người dùng Internet tại Việt Nam.

Được biết, ngay sau khi phát hiện sự cố trên 2 tuyến cáp quang biển, các ISP đều đã triển khai những phương án điều chuyển lưu lượng sang các tuyến cáp biển khác và đường cáp đất liền kết nối đi quốc tế để đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp cho người dùng. 

Theo ictnews.vietnamnet.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Loài khỉ Jigokudani ngâm mình trong nước nóng vào mùa Đông.

Động vật tránh rét như thế nào?

GD&TĐ - Đào hang, tắm suối nước nóng, 'sống chậm' là những cách giúp các loài động vật chống chọi với cái rét khắc nghiệt trong tự nhiên.

Công ty TNHH DIGI TEXX Việt Nam ký kết Biên bản ghi nhớ với các Trung tâm GDNN - GDTX trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Ảnh: CTV

Trung tâm GDTX - GDNN: Vực dậy cách nào?

GD&TĐ - Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo… là những giải pháp căn cơ để các trung tâm GD nghề nghiệp - GD thường xuyên tồn tại và phát triển bền vững.

Hệ thống phòng không Patriot.

Nhận thêm Patriot để chặn Oreshnik?

GD&TĐ - Đức cùng Đan Mạch đã cung cấp cho Ukraine thêm 15 xe tăng Leopard, gửi một hệ thống IRIS-T SLS, một IRIS-T SLM và tăng cường Patriot.

Rashford công khai đòi rời Man Utd

Rashford công khai đòi rời Man Utd

GD&TĐ - Marcus Rashford tuyên bố "sẵn sàng cho thử thách mới" sau khi bị gạch tên khỏi trận Man Utd thắng Man City 2-1 ở vòng 16 Ngoại hạng Anh.