Hai tiêm kích Su-30MK2 về Việt Nam

Hai chiếc tiêm kích hiện đại Su-30MK2 đầu tiên trong hợp đồng 12 chiếc đặt mua năm 2013 đã về Đà Nẵng.

Hai tiêm kích Su-30MK2 về Việt Nam

Theo trang tin quốc phòng militaryparitet (Nga) hôm qua, ngày 6/12 qua, một máy bay vận tải An-124-100M Ruslan của hãng hàng không Volga-Dnepr đã hạ cánh xuống sân bay Đà Nẵng, chở theo 2 chiếc tiêm kích đa chức năng Su-30MK2.

Hai chiếc tiêm kích có khả năng tác chiến trên biển này có số hiệu đuôi là 8583 và 8584, thuộc lô sản xuất thứ 88, sản xuất tại nhà máy của tập đoàn Sukhoi ở TP Komsomolsk trên sông Amur.

tiêm kích, Su-30MK2

Đưa tiêm kích Su-30MK2 từ máy bay vận tải An-124 Ruslan xuống, tại sân bay Đà Nẵng ngày 6/12. Ảnh: militaryparitet

Đây là 2 chiếc đầu tiên của lô hàng 12 chiếc mà Không quân Việt Nam đặt mua với tập đoàn xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronexport theo hợp đồng ký hồi tháng 8/2013. Trị giá hợp đồng này là 600 triệu USD.

Trước đó, theo báo Kommersant (Nga), hãng Sukhoi cho biết trong năm 2014 sẽ giao cho Việt Nam 4 chiếc Su-30MK2, và 8 chiếc còn lại bàn giao năm 2015. Như vậy từ đây đến hết tháng 12/2014, sẽ có thêm 2 chiếc Su-30MK2 về Việt Nam.

Trước đó Việt Nam đã ký 3 hợp đồng mua Su-30MK2 từ năm 2004 đến 2012, đã có tổng cộng 24 chiếc được giao.

tiêm kích, Su-30MK2

Một tiêm kích Su-30MK2 được máy bay vận tải Nga đưa xuống một sân bay ở Việt Nam, theo hợp đồng ký tháng 2/2010 Việt Nam đặt mua 12 chiếc. Ảnh: militaryparitet

Sukhoi Su-30MK2 là loại tiêm kích thuộc thế hệ 4, phát triển từ dòng Su-27, có 2 chỗ ngồi, mang bom và tên lửa dưới cánh, có thể đánh trúng các mục tiêu trên không, dưới đất và trên biển.

Theo Thanh niên

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.